BÍ QUYẾT LẬP DANH SÁCH KHÁCH MỜI ĐÁM CƯỚI CHO CẶP ĐÔI

Trong quá trình tổ chức đám cưới, điều được cô dâu chú rể quan tâm khi nhất chính là số lượng khách mời đến tham dự. Vì nếu số lượng khách mời quá đông hoặc quá ít sẽ dẫn đến nhiều tình huống không mong muốn. Vậy bao nhiêu khách mời là đủ cho một đám cưới? Hãy đến với bài viết này để được Nhẫn cưới Kim Ngọc Thủy (KNT) bật mí bí quyết lập danh sách khách mời đám cưới nhé!

BÍ QUYẾT LẬP DANH SÁCH KHÁCH MỜI ĐÁM CƯỚI CHO CẶP ĐÔI

Nên phân nhóm khách mời

Các cặp đôi chắc chắn cảm thấy rất bối rối với việc chọn mời người này và bỏ qua người khác nhiều lúc sẽ dẫn đến những trường hợp mích lòng nhau. Vì vậy, số lượng khách mời sẽ được quyết định phần nhiều dựa trên mối quan hệ hiện tại của gia đình với người khách ấy. Bạn có thể bắt đầu bằng việc phân nhóm các khách mời theo từng 4 danh sách A,B,C,D để dễ dàng chọn lọc hơn, trong đó:

– Nhóm A những khách mời không thể thiếu như thành viên gia đình, bạn bè thân thiết…

– Nhóm B là những người có quan hệ trực tiếp trong cuộc sống và công việc như bạn học, đồng nghiệp, đối tác…

– Nhóm C bao gồm những bạn bè của bố mẹ hai bên.

– Nhóm D là nhóm những vị khách bạn ít liên lạc nhất, như bạn bè từ thời trung học, những đồng nghiệp cũ…

Do đó, khi cần điều chỉnh danh sách khách mời, tăng hoặc giảm, bạn sẽ bắt đầu ở nhóm D trước, và tuần tự tiến ngược về nhóm A.

bí quyết lập danh sách khách mời đám cưới

Những điều cần thiết khi lập danh sách khách mời đám cưới

Khi có danh sách khách mời, bạn phải chia khách thành những đối tượng khác nhau, từ họ hàng, bạn bè, các mối quan hệ xã giao,…Đây sẽ là yếu tố quan trọng để xác định được ai sẽ là người đứng tên viết thiệp và gửi thiệp cho khách.

Đối với họ hàng, người thân

– Với những người họ hàng lớn tuổi như ông bà, cô dì, chú bác… thiếp nên để bố mẹ bạn đứng tên mời. Điều này thể hiện sự tôn trọng dành cho những người lớn tuổi.

– Với họ hàng là những người trẻ như anh chị em họ, bạn có thể tự đứng tên mời, họ đến dự đám cưới. Việc này sẽ thể hiện sự gần gũi, thân thiết trong mối quan hệ họ hàng.

Đối với hàng xóm

– Người Việt Nam có câu “bán anh em xa, mua láng giềng gần”, nên những người hàng xóm lâu năm ở một mức độ nào đó có thể coi như họ hàng gần gũi. Khi tổ chức đám cưới, bạn cũng nên có lời mời hàng xóm xung quanh nhà để thể hiện sự tôn trọng đối với họ.

– Quy tắc viết thiệp mời dành cho hàng xóm cũng tương tự như quy tắc đối với họ hàng. Với những người hàng xóm lớn tuổi, bố mẹ bạn nên là người đứng tên và đưa thiếp mời. Với bạn bè trong xóm hoặc những người ít tuổi hơn, bạn nên đứng tên mời và đưa thiếp tận tay họ hoặc gửi thiệp thông qua bố mẹ bạn.

Đối với bạn bè, đồng nghiệp

– Đây là đối tượng khách hoàn toàn thuộc về bạn, vậy nên bạn phải là người đứng tên viết thiệp và đưa tới họ.

->Xem thêm: 6 ý tưởng cho khách mời tận hưởng đám cưới tuyệt vời

->Xem thêm: 5 điều nên tránh khi mời khách đám cưới

lập danh sách khách mời đám cưới

Một số quy tắc hạn chế khách mời cho các cặp đôi

– Quy tắc 1: Nếu cả hai vợ chồng chưa từng nói chuyện hoặc gặp người này, nghe tên của họ trước đây, đừng mời họ.

– Quy tắc 2: Không mời trẻ em. Đừng cảm thấy có lỗi nếu như đám cưới của bạn chỉ dành cho người lớn vì nhiều lúc quá nhiều trẻ em chạy giỡn cũng xuất hiện những tình huống không mong muốn làm đám cưới bạn không trọn vẹn.

– Quy tắc 3: Nếu cả hai vợ chồng không nói chuyện với người này trong ba năm và họ không liên quan đến bạn, đừng mời họ.

– Quy tắc 4: Không mời những người thích nhậu hoặc thích quậy phá.

– Quy tắc 5: Ở Việt Nam, mỗi vị khách sẽ được mời đi cùng với người yêu, vợ hoặc chồng. Tuy nhiên, nếu không thân với cả cặp, bạn có thể chỉ mời một người và điều này nên được ghi rõ trên thiếp hoặc khi đưa thiếp, bạn nên khéo léo nói với họ.

– Quy tắc 6:  Tránh việc mời thêm khách mời vào phút chót vì như thế sẽ làm bạn bị bối rối không biết xếp họ ngồi đâu khi đã đủ bàn tiệc.

danh sách khách mời cưới

Xác nhận danh sách khách mời đám cưới có thể tham dự trước khi đặt bàn

Sau khi đã có một danh sách khách mời đám cưới cố định, việc quan trọng tiếp theo các cặp đôi cần làm là nên gửi thiệp mời tới trước 2 tuần. Đồng thời, khi trao thiệp bạn có thể hỏi khéo léo để biết vị khách mời của bạn có tới dự đám cưới hay không. Hoặc trước đám cưới một tuần, bạn có thể gọi điện thoại để xác nhận việc này.

Các cặp đôi có thể sẽ băn khoăn vì gọi điện như thế sẽ khiến các vị khách cảm thấy tự ái, không vui nhưng bạn hãy thử khéo léo nói: “Hôm đó có bận không? Có thể tới dự với mình cho vui không?”… Và với những vị khách lớn tuổi hơn như ông bà, cô dì, chú bác các cặp đôi có thể nhờ ba mẹ gọi điện hỏi giúp.

Qua những tuyệt chiêu bí quyết lập danh sách khách mời đám cưới trong bài viết trên. Nhẫn cưới Kim Ngọc Thủy (KNT) mong sẽ giúp các cặp đôi có một đám cưới hoàn hảo mà không lo lắng về việc gia tăng ngân sách cưới.

Bài viết liên quan

Hỗ Trợ Tư Vấn

Cảm ơn

Đã gửi thông tin thành công. Chúng tôi sẽ sớm liên hệ với bạn!