NHÀ CÓ TANG CÓ NÊN TỔ CHỨC ĐÁM CƯỚI KHÔNG?

Cưới hỏi là việc trọng đại của cặp đôi nói riêng và của hai bên gia đình nói chung nên mọi người luôn háo hức chờ mong nhưng có nhiều gia đình lại không may mắn như vậy khi bất ngờ nhà có tang của người trong gia đình. Vậy khi nhà có tang thì các cặp đôi có nên tổ chức đám cưới hay không? Hãy cùng Kim Ngọc Thủy tìm hiểu nhé!

NHÀ CÓ TANG CÓ NÊN TỔ CHỨC ĐÁM CƯỚI KHÔNG?

Tại sao không nên tổ chức đám cưới khi nhà có tang?

Đám cưới là chuyện cả đời của đôi bạn trẻ. Vì vậy, không ai muốn có bất kỳ sai sót nào khi đám cưới được diễn ra. Việc kiêng kị là cần thiết khi chuẩn bị tổ chức một đám cưới. Đó là cách để đám cưới diễn ra tốt đẹp nhất, với tâm lý thoải mái nhất của những người tham gia đám cưới.

Việc kiêng kị tổ chức đám cưới khi gia đình có người mất một phần là vì không khí tang thương vẫn bao trùm toàn bộ gia đình. Cái thứ hai là để thể hiện sự tôn nghiêm, kính trọng những người đã mất. Và hơn thế nữa, nếu ông bà mất thì tâm trạng của mọi người chắc chắn không thể trọn vẹn vui vẻ nếu đám cưới diễn ra. Và khi đó niềm vui, niềm hạnh phúc sẽ không được trọn vẹn. Vì vậy, bầu không khí sẽ khiến cả cô dâu chú rể lẫn những người tham gia đều rất nặng nề. Không phù hợp với tinh thần của một đám cưới.

NHÀ CÓ TANG CÓ NÊN TỔ CHỨC ĐÁM CƯỚI KHÔNG?

Vậy nhà có tang có nên đi đám cưới không?

Thông thường khi nhà đại tang (tang cha, tang mẹ, vợ hoặc chồng) thì người trong gia đình sẽ kiêng không đi (hoặc theo một cách nào khác tránh tiếp xúc trực diện) đến những nơi vui vẻ như đám cưới, đầy tháng, hội hè…vì cho rằng trong gia đình có người chết thì cả nhà đều nhuốm màu lạnh lẽo. Người ta không thể mang cái lạnh lẽo, xúi quẩy đến những nơi vui vẻ.

-> Xem thêm: Mơ thấy đám cưới báo hiệu điều gì? Điềm lành hay dữ

-> Xem thêm: Bà bầu có nên đi đám cưới không? – Kiêng kỵ gì không?

Nhà có tang thì có nên tổ chức cưới hay không?

Tang của ông bà nội ngoại

Từ trước đến nay ông bà ta luôn quan niệm rằng, nếu trong nhà có tang thì tốt nhất nên kiêng kị các cuộc vui, đám cưới, phải chờ mãn tang thì mới được tiến hành. Trong trường hợp nếu gia đình có tang mà là người trong nhà thì không nên tổ chức đám cưới.

Do hiện nay việc kiêng cữ cũng đã thoáng hơn so với trước đây, người ta bắt đầu sử dụng hình thức “cưới chạy tang”. Hình thức “cưới chạy tang” này thường sẽ được tổ chức khi trong nhà có người ốm mà sắp mất hoặc có người mới mất mà chưa phát tang thì bên nhà trai sẽ tiến hành mang lễ vật đến nhà gái và xin cưới hỏi. Đám cưới sẽ được diễn ra một cách nhanh gọn, không mời quá nhiều người mà chỉ có các thành viên, họ hàng thân thiết của hai bên gia đình mà thôi.

Cha mẹ, người thân bên nhà cô dâu vẫn tham dự lễ ăn hỏi phía nhà trai những khi mở tiệc đãi khách thì nhà gái chỉ được đại diện 1-2 người đến nhà trai mà thôi. Cha mẹ của cô dâu cũng sẽ không được đưa con gái về nhà chồng mà phải nhờ đến cô, chú, anh em ruột của cha cô dâu để làm lễ ra mắt và dắt cô dâu về nhà trai.

Cha mẹ cô dâu cũng không được xuất hiện trên sân khấu khi diễn ra nghi lễ kết hôn trước sự chứng kiến của bạn bè, người thân hai bên gia đình. Sau khi nghi lễ kết thúc thì cha mẹ hai bên có thể tặng quà cho cặp đôi cô dâu chú rể rồi nhanh chóng lui về hậu trường. Chưa kể số lượng nhà trai sang nhà gái để làm lễ ăn hỏi cũng nên được hạn chế đến mức tối đa nhất.

Nếu như nhà có tang là cha mẹ, anh em ruột thì tốt nhất là nên bàn bạc và sắp xếp trì hoãn đám cưới một cách hợp lý. Hoặc cũng có thể cố gắng sắp xếp tổ chức đám cưới như kế hoạch nhưng nên thực hiện theo nghi lễ và những kiêng kỵ để tránh những điều không hay, không may mắn đến với cô dâu và chú rể.

NHÀ CÓ TANG CÓ NÊN TỔ CHỨC ĐÁM CƯỚI KHÔNG?

Tang của cha mẹ, anh chị em ruột

Nếu là đám tang của cha mẹ hoặc anh chị em ruột của cô dâu hoặc chú rể thì việc tốt nhất là nên hoãn đám cưới lại ngay lập tức. Đó sẽ là cú sốc rất lớn ảnh hưởng đến tâm lý của con cái, anh chị em – những người ở lại. Vì vậy, sẽ không dễ dàng gì vượt qua được để tổ chức đám cưới ngay sau đó. Hãy để mọi việc được giải quyết ổn thỏa, nỗi buồn được vơi đi. Khi đó tổ chức đám cưới vẫn chưa muộn. Và khi đó cô dâu chú rể cũng sẽ gặp nhiều may mắn thuận lợi hơn trong tương lai.

Tang của cô dì chú bác, anh chị em họ

Đối với trường hợp nhà có tang của cô dì chú bác, anh chị em họ thì nếu không thể thay đổi thì đám cưới vẫn có thể diễn ra được. Nhưng những người có quan hệ trong đám tang tuyệt đối không nên xuất hiện trong lễ cưới. Hạn chế tối đa những điều không may mắn khi tổ chức đám cưới. Không để chuyện buồn ảnh hưởng đến không khí vui vẻ, hạnh phúc của đám cưới.

Và sau khi tổ chức đám cưới xong, buổi lễ cưới kết thúc. Cô dâu chú rể cũng nên tỏ chút lòng thành kính với người đã khuất. Bằng cách chuẩn bị một chút lễ nghĩa để thắp hương và chia buồn cùng người thân. Và đó cũng là cách báo cáo với người đã khuất là gia đình từ nay sẽ có thêm thành viên mới.

Thời gian thích hợp để tổ chức cưới sau khi có tang?

Thường thì nếu như nhà có tang cha mẹ hoặc anh chị em ruột thì tốt nhất là nên kiêng đám cưới. Thường thì để tang ông bà nội ngoại 1 năm, để tang cha mẹ 3 năm, đây được xem như là cách giữ đạo hiếu với người đã mất cũng như tránh sự chê cười của hàng xóm láng giềng.

Đám cưới là chuyện vui và có liên quan đến cả đời người cho nên nếu có thể vẫn nên hoãn lại đám cưới, tránh những điều không may mắn đến với vợ chồng mới cưới. Nếu không thể trì hoãn thì vẫn có thể diễn ra tuy nhiên nên thực hiện theo lễ nghi và kiêng kị. Việc “cưới chạy tang” này có thể làm mất đi những niềm vui trọn vẹn của gia đình.

Bài viết này, là một vài quan điểm về việc tổ chức đám cưới khi nhà có tang bất ngờ dành cho các cặp đôi. Kim Ngọc Thủy mong rằng qua bài viết sẽ giúp các cặp đôi sẽ có chuẩn bị trước cho ngày trọng đại của mình.

Bài viết liên quan

Hỗ Trợ Tư Vấn

Cảm ơn

Đã gửi thông tin thành công. Chúng tôi sẽ sớm liên hệ với bạn!