Đeo nhẫn cưới tay nào, ngón nào là đúng nhất?

Nhẫn cưới được trao trong lễ cưới và được đeo suốt đời để thể hiện sự gắn kết giữa hai vợ chồng. Đối với chú rể, nhẫn cưới biểu thị sự trung thành và cam kết với vợ, cũng là dấu hiệu nhận biết người đã có gia đình. Đối với cô dâu, nhẫn cưới là biểu tượng của tình yêu và sự chung thủy, thể hiện sự gắn kết vĩnh cửu với chồng. Chính vì vậy việc đeo nhẫn cưới đúng cách được nhiều cặp đôi quan tâm. Phần lớn ở các quốc gia vẫn thường đeo ở ngón ngón áp út của bàn tay trái. Vậy ở Việt Nam, cô dâu chú rể đeo ngón nào? Tại sao ngón áp út thường được chọn đeo nhẫn cưới? Cách đeo trong lễ cưới và sau đó như nào? Cùng Kim Ngọc Thủy khám phá ngay nhé!

Đeo nhẫn cưới tay nào? Ngón nào?
Đeo nhẫn cưới tay nào? Ngón nào?

Đeo nhẫn cưới tay nào, ngón nào ở các quốc gia

Khi cận ngày tổ chức lễ cưới vẫn còn nhiều cặp đôi băn khoăn về việc nên đeo nhẫn cưới tay nào, ngón nào mới đúng? Thực ra thì việc đeo nhẫn cưới tay nào, ngón nào còn phụ thuộc vào quan niệm, truyền thống và văn hóa của từng nước.

Người phương Tây thường đeo nhẫn cưới ở ngón áp út bàn tay trái. Vì họ quan niệm rằng ngón áp út có một mạch máu chạy thẳng vào tim để tượng trưng cho tình yêu duy nhất và chân thành xuất phát từ trái tim. Ngón áp út trở thành cầu nối gửi gắm tình yêu, kết nối những trái tim của những người yêu nhau, để mọi lúc mọi nơi họ đều cảm nhận được nhịp tim của nhau.

Người phương Đông sẽ đeo nhẫn cưới ở ngón áp út và không có quy định đeo ở bên tay trái hay tay phải. Vì họ cho rằng mỗi ngón tay tượng trưng cho một mối quan hệ quan trọng trong cuộc đời. Ngón cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón trỏ tượng trưng cho anh chị em, ngón giữa biểu hiện cái tôi, và ngón áp út tượng trưng cho người bạn đời và tình yêu lứa đôi. Vì vậy, người phương Đông đeo nhẫn cưới ở ngón áp út tay trái hoặc tay phải để thể hiện sự gắn kết và hạnh phúc trong hôn nhân.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí đeo nhẫn cưới tay nào, sau đây là vị trí đeo nhẫn cưới ở một số quốc gia trên thế giới:

Quốc gia Vị trí đeo nhẫn cưới
Việt NamNgón áp út ở tay trái hoặc tay phải
Trung QuốcNgón áp út ở tay trái hoặc tay phải
Hy LạpNgón áp út ở tay trái hoặc tay phải
ĐứcNgóp áp út ở tay phải
Hà LanNgón áp út ở tay phải
Mỹ
  • Ngón áp út ở tay trái đối với Nam
  • Ngón áp út ở tay phải đối với Nữ
Các nước Châu ÂuNgón áp út ở tay trái

Đa số các nền văn hóa phương Tây và phương Đông đều chọn ngón áp út để đeo nhẫn cưới. Tuy nhiên, sự khác biệt nằm ở quan niệm và truyền thống, phản ánh những niềm tin sâu sắc về tình yêu và hôn nhân.

Tại sao lại đeo nhẫn cưới ở ngón áp út?

Đeo nhẫn cưới ở ngón áp út có nguồn gốc từ nhiều quan niệm và truyền thống văn hóa khác nhau trên thế giới. Chẳng hạn, người La Mã cổ đại cho rằng ngón áp út có một tĩnh mạch đặc biệt gọi là “vena amoris” (tĩnh mạch tình yêu) nối trực tiếp đến tim, nó là biểu tượng cho tình yêu và sự kết nối.

Trong lễ cưới Công giáo, linh mục sẽ đeo nhẫn vào ngón áp út của bàn tay trái của cô dâu và chú rể. Họ quan niệm hành động này tượng trưng cho sự cam kết thiêng liêng của cặp đôi với nhau và với Chúa và thể hiện lòng trung thành về tình yêu vĩnh cửu dưới sự che chở của Ngài.

Ngoài ra, người Trung Hoa lý giải rằng khi họ chấp hai bàn tay lại với nhau và gập ngón tay giữa xuống. Lúc này các ngón tay đều có thể tách rời, trừ ngón áp út. Vì vậy, người Trung Hoa tin rằng ngón áp út là ngón dành cho tình nghĩa đôi lứa mãi mãi bền chặt không thể tách rời. Khi cả hai người đến với nhau là do duyên phận sắp đặt và sẽ bên nhau vượt qua thăng trầm của cuộc sống.

Trên thực tế thì ngón áp út ít được sử dụng hơn so với các ngón khác, vì vậy đeo nhẫn cưới ngón áp út giúp bảo vệ nhẫn khỏi bị hư hỏng hoặc mất mát trong các hoạt động hàng ngày.

Tóm lại, việc đeo nhẫn cưới ở ngón áp út đã trở thành một chuẩn mực và là biểu tượng phổ biến của hôn nhân. Đây là một truyền thống tồn tại qua nhiều thế kỷ và vẫn tiếp tục được duy trì và tôn vinh trong xã hội hiện đại ngày nay.

Cách đeo nhẫn cưới cho nam và nữ

Câu “Nam Tả, Nữ Hữu” trong văn hóa Việt Nam được hiểu rằng “tả” nghĩa là “bên trái” và “hữu” nghĩa là “bên phải”. Câu nói này ám chỉ sự định vị của nam giới ở bên trái và nữ giới ở bên phải trong các nghi lễ.
Vì vây ở Việt Nam, nam giới khi kết hôn đeo nhẫn cưới ở ngón áp út tay trái, nữ giới đeo ở ngón áp út tay phải.

Ở Việt Nam, nam giới đeo nhẫn cưới tay trái và nữ giới đeo tay phải.
Ở Việt Nam, nam giới đeo nhẫn cưới tay trái và nữ giới đeo tay phải.

Nhưng nhiều cặp vợ chồng vẫn thường trao nhẫn cưới ở ngón áp út tay trái. Họ cho rằng đeo nhẫn cưới ở ngón áp út tay trái sẽ nằm gần trái tim hơn, tạo sự gắn kết hai người lại với nhau. Cùng đeo ở tay trái thể hiện rằng cả hai đều cùng một phía, đồng vợ đồng chồng. Ngoài ra, đa số mọi người thuận tay phải và thường sử dụng trong hoạt động hàng ngày. Việc đeo nhẫn cưới ở tay trái giúp tránh vướng víu và mang lại cảm giác thoải mái hơn. Nói chung, nhẫn cưới đeo tay nào thì các cặp đôi tự thỏa thuận với nhau, miễn sao thấy thoải mái, hạnh phúc và có ý nghĩa giữa hai người là được.

Tham khảo thêm: Ý nghĩa của nhẫn cưới trong hôn nhân

Cách đeo nhẫn cưới và đính hôn cùng lúc

Việc đeo nhẫn cưới và nhẫn đính hôn cùng lúc là một biểu tượng quan trọng trong hôn nhân, thể hiện tình yêu và cam kết vĩnh cửu giữa hai người. Tuy nhiên, nhiều cặp đôi vẫn băn khoăn về cách sắp xếp và đeo cả hai chiếc nhẫn sao cho hợp lý và ý nghĩa. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách đeo nhẫn cưới và nhẫn đính hôn cùng lúc.

Vào ngày cưới

Vào ngày cưới, để hòa hợp với nhẫn cưới bạn có thể lựa chọn đeo cả hai nhẫn trên cùng ngón áp út. Bên cạnh đó, nhẫn đính hôn cũng có thể được chuyển sang vị trí ngón giữa, nhường ngón áp út cho nhẫn cưới. Không những vậy, bạn có thể chọn đeo nhẫn đính hôn trên ngón áp út ở phía tay còn lại để khoe được cả hai chiếc nhẫn.

Sau ngày cưới

Sau ngày cưới, nhiều cặp đôi lựa chọn đeo cả hai hoặc chỉ một nhẫn, miễn đảm bảo sự thuận tiện và thoải mái. Nếu đeo cả hai, bạn có thể làm theo hướng dẫn trên. Ngoài ra, bạn cũng có thể đeo một trong hai chiếc nhẫn và cất chiếc còn lại đi nhằm mục đích bảo quản tài sản của mình.

Cách đeo nhẫn cưới kết hợp nhẫn đính hôn cùng lúc
Cách đeo nhẫn cưới kết hợp nhẫn đính hôn cùng lúc

Khi nào nên tháo nhẫn cưới?

Nhẫn cưới không chỉ là biểu tượng của sự gắn kết trọn đời và tình yêu vĩnh cửu giữa hai người, mà còn là vật không thể thiếu trên tay của những người đã kết hôn. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt bạn nên cân nhắc tháo nhẫn cưới. Dưới đây là một số tình huống bạn nên tạm thời tháo bỏ nhẫn cưới khỏi tay:

  • Hoạt động thể chất mạnh: Khi tham gia các hoạt động thể thao hay lao động nặng, việc đeo nhẫn cưới có thể gây cản trở và nguy hiểm, dễ dẫn đến trầy xước hoặc va đập.
  • Môi trường nguy hiểm: Trong các tình huống có nguy cơ mất mát cao hoặc nguy hiểm, tháo nhẫn cưới là cách tốt nhất để bảo vệ tài sản quý giá này.
  • Vấn đề về da liễu: Nếu bạn gặp các vấn đề về da liễu, dị ứng kim loại hoặc sưng ngón tay, hãy tháo nhẫn cưới để bảo vệ sức khỏe của mình.
  • Yêu cầu công việc: Một số ngành nghề có quy định cụ thể về việc không được đeo trang sức trong quá trình làm việc. Nếu công việc của bạn yêu cầu như vậy, hãy tháo nhẫn cưới để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.
  • Sự thoải mái cá nhân: Tùy thuộc vào sở thích và cảm giác cá nhân, nếu bạn không thoải mái khi đeo nhẫn, hãy tháo nhẫn để cảm thấy thoải mái và tiện lợi hơn trong sinh hoạt hàng ngày.
Tùy một số trường hợp, bạn nên có thể nhắc tháo nhẫn cưới
Tùy một số trường hợp, bạn nên có thể nhắc tháo nhẫn cưới

Nhớ rằng, việc tháo nhẫn cưới không làm giảm đi tình yêu và sự gắn kết giữa hai người, mà đôi khi chỉ là biện pháp tạm thời để bảo vệ bản thân và tài sản của bạn.

Vừa rồi, Kim Ngọc Thủy đã giải đáp đến bạn về việc nên đeo nhẫn cưới ở tay nào. Mặc dù có một số quan niệm về vị trí ngón tay và bàn tay đeo nhẫn, tuy nhiên, bạn và bạn đời của mình hoàn toàn có thể tự thỏa thuận, thay đổi sao cho phù hợp và thuận tiện nhất cho cả hai. Liên hệ ngay đến Kim Ngọc Thủy để được tư vấn những mẫu nhẫn cưới đẹp, cao cấp nhất hiện nay, phù hợp nhất trong ngày trọng đại của đời mình nhé!

Bài viết liên quan

Hỗ Trợ Tư Vấn

Cảm ơn

Đã gửi thông tin thành công. Chúng tôi sẽ sớm liên hệ với bạn!