ĐÁM HỎI THƯỜNG BAO NHIÊU MÂM QUẢ LÀM LỄ VẬT

Đám hỏi là nghi lễ quan trọng diễn ra trước đám cưới. Đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chu đáo để mọi chuyện được êm đẹp. Mâm quả đám hỏi là tặng phẩm không thể thiếu và là thủ tục bắt buộc trong văn hóa cưới hỏi của người Việt. Đồng thời, đây cũng là nghi lễ quan trọng mở màn trong lễ đám hỏi. Vậy đám hỏi thường bao nhiêu mâm quả làm lễ vật. Trong bài viết dưới đây, Kim Ngọc Thủy sẽ giải đáp cho bạn!

Ý nghĩa của mâm quả đám hỏi

Theo truyền thống Việt, nhà trai phải có lễ vật mang đến nhà gái để được xin hỏi cưới con dâu về nhà. Bởi lẽ, người con gái là do cha mẹ nuôi nấng, sinh thành, giờ đây khi lớn lên, đến tuổi lấy chồng phải được nhà trai mang lễ vật đựng trong các mâm sơn son thiếp vàng sang hỏi cưới để bày tỏ lòng thành kính. Các lễ vật này nay được gọi chung là mâm quả đám hỏi.

Khi nhà gái chính thức nhận lễ vật trong lễ ăn hỏi, có nghĩa là hai bên đã chính thức đồng ý cho cô dâu, chú rể trở thành vợ chồng. Điều này có nghĩa họ đã trở thành vợ chồng sắp cưới, chỉ còn chờ ngày cưới để công bố chính thức và đãi tiệc các khách mời.

đám hỏi thường bao nhiêu mâm quả

Mâm quả đám hỏi chuẩn có những gì?

Đầu tiên phải hiểu trước rằng mâm quả đám hỏi sẽ được chuẩn bị và thực hiện theo “sự thách cưới” của bên nhà gái. Khi giờ giờ lành đã đến, hai nhà gặp mặt, nhà trai sẽ trao mâm quả với lễ vật nhà gái yêu cầu.

Thông thường, các mâm bánh đám hỏi mà nhà gái có thể chọn lựa như sau:

– Mâm trầu – cau

– Mâm trà – rượu – đèn

– Mâm trái cây

– Mâm Xôi Gấc ( có thể sẽ bổ sung thêm 1 con gà)

– Mâm bánh Su Sê ( không nhất định phải là loại bánh này, có thể dùng bánh Cốm, bánh Đậu Xanh, Bánh Pía,… tùy vào mỗi điều kiện và lựa chọn của từng gia đình)

– Mâm heo sữa quay hoặc heo quay thường

– Mâm bánh kem

Tuy nhiên trong thủ tục đám hỏi của người Việt cũng có quy định và sự khác biệt về vùng miền sẽ có những loại mâm lễ đám hỏi khác nhau.

>> Ý NGHĨA CỦA MÂM QUẢ CƯỚI TRUYỀN THỐNG

đám hỏi thường bao nhiêu mâm quả

Mâm quả đám hỏi miền Nam

Đám hỏi thường bao nhiêu mâm quả ở Miền Nam? Đối với miền Nam, thông thường có 6 hoặc 8 mâm quả bởi theo quan niệm đây chính là biểu tượng cho tài lộc và may mắn dồi dào. Vậy thì 6 mâm quả trong đám hỏi gồm những gì?

– Mâm trầu – cau: Người xưa có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, chính vì vậy nên những tráp trầu cau nào được chuẩn bị đều phải tươi xanh. Thường được dùng 105 quả cau là số lẻ và mỗi quả cần có 2 lá trầu đi cùng. Giải thích cho con số 105 vì ý nghĩa về trăm năm hạnh phúc viên mãn, sinh sôi nảy nở.

– Mâm trà – rượu – đèn: Với lời mời gặp gỡ cả bậc con cháu với gia tiền và thông cao về hỷ sự, với mong muốn được chứng giám và chúc phúc; rượu chính là ám chỉ về cuộc sống hôn nhân của cặp đôi được ấm áp. Đặc biệt là cặp đèn được đặt trên bàn thờ tổ tiên nhà gái do nhà trai chuẩn bị mang gia trí tinh thần lâu đời của người Việt.

– Mâm bánh Su Sê: Là mâm lễ quan trọng không thể thiếu, ngày nay có thể thay bánh Su Sê bằng các loại bánh khác như bánh cốm, bánh pía,…Trong miền Nam cho rằng một mâm lễ bánh chính là biểu tượng cho hài hòa của đất và trời.

– Mâm xôi gấc: Màu đỏ của xôi gấc xuất hiện trong đám hỏi như chính là lừa hứa son sắt bền lâu trong hôn nhân của cặp đôi. Tùy vào mỗi gia đình và hoàn cảnh mà có gia đình thêm gà luộc hoặc heo quay đi theo hay chỉ xôi không.

– Mâm hoa quả: Trong miền Nam, mâm quả có táo, nho, mãng cầu, xoài,… tượng trưng cho đời sống hôn nhân ngọt ngào; luôn tránh những loại hoa quả như chuối, lê, lựu, cam,..có tên gọi không may mắn và có vị đắng và chát.

– Mâm heo quay: Do quan niệm vùng miền về canh có ngọt ngào thì cần vị mặn của loại thịt. Như đã nói ở trên, mâm xôi gấc không kèm gà thì bên nhà trai sẽ có lễ heo quay đi phía sau.

Ngoài 6 mâm đám hỏi miền Nam lễ kể trên, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế cũng như phong tục từng nơi mà các lễ vật có thể khác nhau và tại đây với những nhà có điều kiện còn trao tặng cô dâu tráp quần áo.

đám hỏi thường bao nhiêu mâm quả

Mâm quả đám hỏi miền Bắc

Còn theo nghi lễ truyền thống ngoài miền Bắc có nhiều điểm khác biệt hơn so với miền Nam. Các lễ vật của nhà sẽ được để trong các mâm son thiếp vàng. Số lượng mâm lễ tại miền Bắc sẽ là số lượng lẻ, có sự dao động từ 3 tráp là ít nhất đến 11 tráp.

Mâm quả đám hỏi miền Bắc gồm:

– Đối với 3 tráp gồm: mâm trầu – cau (không thể thiếu), mâm chè, mâm hạt mứt sen

– Đối với 5 tráp gồm: mâm trầu – cau (không thể thiếu), mâm chè, mâm hạt mứt sen, mâm rượu – thuốc lá, mâm bánh cốm.

– Đối với 7 tráp gồm: mâm trầu – cau (không thể thiếu), mâm chè, mâm hạt mứt sen, mâm rượu- thuốc lá, mâm bánh đậu xanh, mâm bánh phu thê.

– Đối với 9 tráp gồm: mâm trầu – cau (không thể thiếu), mâm chè, mâm hạt mứt sen, mâm rượu- thuốc lá, mâm bánh đậu xanh, mâm bánh phu thê, hoa lẵng kết rồng phụng, mâm heo sữa quay.

– Đối với 11 hoặc 12 mâm tráp gồm: ngoài những lễ vật như trên, có thể thêm những lễ khác như mâm bánh dẻo, tháp bia,…tất cả lễ vật được bài trí theo hình tháp, bày trong mâm son thiếp vàng và phủ khăn phụng đỏ.

Đám hỏi thường bao nhiêu mâm quả?

Số lượng mâm quả đám hỏi tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình. Ngày trước, cô gái nào được nhận nhiều mâm lễ vật trong ngày cưới thì được cho là gả vào gia đình quyền quý, có phước. Tuy nhiên, ngày nay các bạn trẻ có xu hướng tối giản lại cấu trúc này, thậm chí có những đám cưới chỉ cần 2-3 tráp lễ. Nguyên nhân của việc này là bởi họ cho rằng, việc được về một nhà với nhau là hạnh phúc trên hết, tiền bạc vật chất không thể nào thể hiện được hạnh phúc của hai bên.

Việc này, hai bên cần có sự sắp thống nhất về số lượng mâm quả đám hỏi. Cũng như người tham dự lễ ăn hỏi để nhà gái có thể chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng.
Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc “đám hỏi thường bao nhiêu mâm quả”. Các cô dâu và chú rể cần bàn bạc và hỏi ý kiến của hai bên gia đình để đám hỏi được trọn vẹn và ý nghĩa nhé!

>> SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ĐÁM HỎI VÀ ĐÁM CƯỚI

Bài viết liên quan

Hỗ Trợ Tư Vấn

Cảm ơn

Đã gửi thông tin thành công. Chúng tôi sẽ sớm liên hệ với bạn!