CÁCH XEM GIỜ ĐÓN DÂU & NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Đón dâu là một thủ tục quan trọng trong văn hóa cưới hỏi của người Việt. Nghi lễ này thể hiện sự tôn trọng của gia đình chồng dành cho nàng dâu mới. Cách xem giờ đón dâu & những điều cần lưu ý dưới đây sẽ giúp các cặp đôi được nhiều điều may mắn và viên mãn trong cuộc sống hôn nhân phía trước.

CÁCH XEM GIỜ ĐÓN DÂU & NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Rước dâu là gì?

Rước dâu là thủ tục quan trọng và mang tính bắt buộc trong văn hóa tổ chức đám hỏi của người Việt Nam từ trước đến nay hay còn được nhiều người biết đến với tên gọi là lễ đón dâu.

Hơn hết thủ tục đón dâu trong quan niệm là thành ý, tôn trọng của nhà trai dành cho cô dâu tương lai về một cuộc hôn nhân hạnh phúc và vững bền giữa hai gia đình.

Để chọn giờ rước dâu đẹp, các đôi uyên ương có thể tham khảo bảng giờ hoàng đạo dưới đây để chọn được một thời điểm phù hợp với mình nhé.

Cách xem giờ đón dâu theo hoàng đạo

Đón dâu là nghi lễ thể hiện sự tôn trọng của nhà trai đối với nàng dâu tương lai và nhà gái. Do đó, nghi lễ này thường hiếm khi bỏ qua trừ một số trường hợp ngoài ý muốn. Cách xem giờ đón dâu cũng vì thế mà được lưu tâm hơn cả. Bởi hơn ai hết, gia đình có hỷ sự nào cũng mong muốn cho con cháu của mình có được cuộc sống hôn nhân viên mãn.

Lịch trình thủ tục đón dâu

Thông thường việc chọn lựa ngày đón dâu được nhà chú rể và cô dâu chọn lựa vô cùng kỹ lượng và được tính toán cẩn thận tránh các yếu tố ngoại cảnh tác động khiến trường hợp “cập rập” trong nhiều khâu chuẩn bị cũng như phù hợp về phương tiện di chuyển phù hợp trong các khoảng thời gian khác nhau.

Bởi trong nhịp sống hiện đại và cởi mở hiện nay, nhiều cô dâu chú rể lựa chọn hình thức đưa đón dâu bằng xê mô tô theo phong cách retro trẻ trung năng động khác với phương tiện xe hơi thông thường nên việc vạch ra rõ lịch trình rước dâu vô cùng cần thiết khi tính toán kỹ lưỡng tránh ảnh hưởng đến ngày đại hỷ của hai gia đình.

Dưới đây là lịch trình thủ tục đón dâu cơ bản do Kim Ngọc Thủy soạn, bạn có thể tham khảo

Gia đình nhà chú rể sẽ tiến hành sang nhà gái đón nàng dâu mới

– Nhà trai tới nhà gái chuẩn bị các thủ tục “đi họ” trong khoảng 30 – 60 phút tùy theo văn hóa mỗi nhà

– Nhà gái sẽ cùng cô dâu sang nhà chú rể thắp hương khấn cáo ban thờ gia tiên như một hình thức báo cáo với ông bà tổ tiên nhà trai, sau đó hai nhà sẽ cùng ăn cơm cỗ

Nhìn chung quá trình chú rể sang rước dâu sẽ tiến hành hợp lý trong khoảng 1 – 2 tiếng, đồng thời đối với hai bên gia đình cần lưu ý những thủ tục nào có thể bỏ qua cần trao đổi trực tiếp với nhau trước đó tránh trễ giờ.

CÁCH XEM GIỜ ĐÓN DÂU & NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Tính toán thời gian & khoảng cách thật kỹ để tránh trễ giờ

Xem giờ đón dâu buổi chiều có được không?

Vì một số lý do mà nhiều gia đình lại chọn rước dâu vào buổi chiều thay vì sáng sớm như nhiều hôn lễ thông thường. Lúc này, nếu gia đình hai bên vẫn muốn chọn giờ ngày giờ, hai bạn có thể cùng phụ huynh tham khảo các giờ lành vào buổi chiều để tiến hành lễ gia tiên, đón rước dâu.

Những trường hợp sau đây nên tổ chức lễ rước dâu vào buổi chiều

Khoảng cách giữa hai gia đình quá xa: Thay vì nhà trai phải xuất phát từ 4-5 giờ sáng để kịp đón dâu vào 7-8 giờ, gia đình chú rể có thể thong thả buổi sáng để chuẩn bị những khâu chuẩn bị cưới cần thiết.

Tuyết đường đi thường gặp tình trạng kẹt xe: Sáng sớm thường là thời điểm nhiều xe nhất trong ngày khi mọi người đi học hay đi làm. Vì thế, đón dâu vào buổi chiều sẽ giúp bạn tránh được tình trạng này để không ảnh hưởng đến giờ lành đã định trước.

-> Xem thêm: Cách xem ngày cưới hỏi, ngày lành tháng tốt chính xác nhất

Những điều kiêng kỵ trong lễ rước dâu

Ngoài việc tuân thủ theo quy trình lễ rước dâu ở trên, hai bên gia đình cần lưu ý một số điều kiêng kỵ trước và trong khi đón dâu để cuộc sống hôn nhân sau này của hai vợ chồng thuận lợi hơn. Cùng tìm hiểu cụ thể 5 điều kiêng kỵ trong lễ rước dâu ở dưới đây nhé.

Trước giờ đón dâu

Đón dâu không đúng giờ hoàng đạo

Theo quan niệm dân gian, tổ chức lễ rước dâu không đúng giờ hoàng đạo sẽ khiến đôi uyên ương mới không gặp may mắn, dẫn đến cuộc sống sau này có thể không hạnh phúc. Vì vậy, hai gia đình luôn cần có người đại diện để nhắc nhở mọi người tiến hành các thủ tục theo đúng thời gian quy định.

hông thường, gia đình hai bên sẽ thống nhất ba giờ tốt (giờ hoàng đạo) để thực hiện lễ rước dâu. Thứ nhất là thời điểm chú rể bước ra khỏi nhà trai để đi đón cô dâu, thứ hai là giờ chú rể bước chân vào nhà gái để làm thủ tục đón dâu và giờ tốt thứ ba rơi vào lúc chú rể đón dâu về nhà trai làm lễ gia tiên.

Hai gia đình cần cân nhắc khoảng thời gian giữa 3 mốc giờ hoàng đạo đó để tổ chức các nghi thức sao cho phù hợp. Ví dụ, nếu thời gian làm thủ tục đón dâu ở nhà gái không nhiều, cặp đôi có thể chuyển phần trao quà cưới sang lễ thành hôn ở nhà trai để đoàn nhà trai kịp đón cô dâu về nhà vào giờ tốt.

Chuẩn bị bàn thờ gia tiên sơ sài

Bàn thờ gia tiên là nơi cô dâu chú rể thực hiện những nghi lễ cúng bái tới ông bà tổ tiên trong ngày cưới. Do đó, việc chuẩn bị bàn thờ gia tiên kỹ lưỡng sẽ thể hiện lòng thành kính của hai gia đình và cầu mong tổ tiên phù hộ cho cô dâu chú rể gặp nhiều may mắn trong cuộc sống hôn nhân.

Trước lễ rước dâu, gia đình nhà gái cần dọn dẹp sạch sẽ, chuẩn bị lễ vật và trang trí bàn thờ gia tiên sao cho đẹp mắt. Về lễ vật, bạn nên bày biện đầy đủ mâm cỗ cúng gia tiên bao gồm hoa quả tươi, gà luộc, xôi, rượu, và vàng mã.

Về trang trí, bạn có thể tự mình trang trí bàn thờ gia tiên hoặc thuê đơn vị trang trí dựa trên tone màu hoặc phong cách ưa thích như truyền thống, hiện đại hay retro, rustic. Cùng tham khảo chi tiết kinh nghiệm trang trí bàn thờ gia tiên đầy đủ nhất tại đây nhé.

CÁCH XEM GIỜ ĐÓN DÂU & NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Bàn thờ gia tiên là một nơi hết sức trang trọng, không được chuẩn bị sơ sài

Cô dâu xuất hiện trước khi chú rể vào đón

Trong ngày lễ rước dâu, cô dâu cần bắt buộc ngồi trong phòng của mình và chỉ được đi ra khi chú rể vào đón. Nếu cô dâu xuất hiện trước toàn bộ khách quan trước khi chú rể bước vào sẽ bị đánh giá là thiếu lễ phép. Bên cạnh đó, dân gian còn quan niệm rằng nếu mẹ chồng nhìn thấy cô dâu trước chú rể thì sau khi về nhà chồng, cô dâu sẽ không được xem trọng.

Thời điểm thích hợp nhất để cô dâu ra mắt hai bên gia đình là khi nghi thức xin dâu hoàn tất. Sau khi nghe lời phát biểu lễ rước dâu của đại diện hai nhà, chú rể sẽ đón cô dâu ra khỏi phòng, cùng nhau chào hỏi khách tham dự và làm lễ gia tiên.

Trong khi rước dâu

Cô dâu khóc và ngoái lại nhìn nhà mẹ đẻ

Nhiều gia đình quan niệm trong lễ rước dâu nếu cô dâu khóc và vương vấn gia đình thì sau này sẽ sớm bỏ chồng để về nhà mẹ đẻ hoặc không chu toàn với công việc nhà chồng.

Do vậy, khi tiến hành lễ rước dâu, cô dâu nên hướng thẳng mặt, đi thẳng về phía trước, tránh ngoái lại nhìn hay có thái độ quyến luyến để vừa không làm giảm không khí buổi lễ mà còn tránh được những điều không may mắn sau này

Không rải kim tiền trên đường đón dâu

Trước khi lên đường về nhà chồng, cô dâu sẽ được mẹ chuẩn bị cho một túi vải bao gồm 7 hoặc 9 chiếc kim nhỏ để mang theo bên người. Trên đường di chuyển về nhà trai, cô dâu sẽ lần lượt thả những chiếc kim này đi. Phong tục này sẽ giúp cặp đôi giải trừ xui xẻo và tránh những điều kém may mắn đi theo cô dâu về nhà chồng.

Ngoài ra, các cô dâu cũng sẽ được mẹ chuẩn bị cho một tập tiền lẻ để rải xuống đường mỗi khi đi qua cầu hoặc qua ngã ba, ngã tư. Việc rải tiền lẻ trên đường rước dâu mang hàm ý cầu chúc cho đoạn đường sắp tới của đôi uyên ương sẽ luôn suôn sẻ, giàu sang.

Có thờ có thiêng, có kiêng có lành

Trên đây là toàn bộ quy trình thực hiện lễ rước dâu và những điều kiêng kỵ hai gia đình cũng như là xem giờ đón dâu cần lưu ý để lễ rước dâu diễn ra suôn sẻ. Nếu cặp đôi cần tìm hiểu thêm về Nhẫn Cưới/Nhẫn Cầu Hôn hãy tham khảo Kim Ngọc Thủy Nhé!

Hỗ Trợ Tư Vấn

Cảm ơn

Đã gửi thông tin thành công. Chúng tôi sẽ sớm liên hệ với bạn!