Ý Nghĩa Của Lời Mời Rượu Ngày Cưới Bạn Đã Biết Chưa?

Vào ngày cưới, cô dâu chú rể thường đi một vòng các bàn tiệc để mời rượu. Vậy bạn đã thực sự hiểu ý nghĩa của lời mời rượu ngày cưới chưa? Hãy cùng Kim Ngọc Thủy tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Lịch sử lời mời rượu

Lời mời rượu có từ thời Hy Lạp cổ đại. Người ta vừa mời rượu vừa kèm theo những lời chúc đầy ý nghĩa. Theo quan niệm từ xưa, con người ta ẩm thực bằng ngũ quan (thị giác, xúc giác, vị giác, khứu giác và thính giác). Khi ta uống rượu thì sắc rượu mắt đã nhìn, hương rượu mũi đã ngửi, vị rượu lưỡi đã nếm, dáng rượu tay đã sờ… nhưng thanh rượu tai chưa nghe, chúng ta chạm cốc và rượu sẽ phát ra âm thanh của nó. Cũng là một chiếc cốc ấy nhưng với những loại rượu khác nhau, người ta sẽ nghe ra những “tiếng nói” khác nhau. Ở Anh xưa nay, một số loại rượu chỉ uống với những lời chúc và nếu như ai đã nói lời chúc thì phải uống cạn. Những lời chúc phụ nữ, người châu Âu thường thích nói bằng tiếng Pháp.

Việt Nam không phải là dân tộc có truyền thống nói lời chúc rượu nhưng từ xa xưa người Việt đã có câu “Chén tạc, chén thù”. Chủ chúc là “tạc”, khách chúc đáp lễ là “thù”. Ngoài ra, trong các cuộc vui, người Việt thường đọc thơ, bình thơ, thả thơ… Ca dao Việt Nam có hàng trăm câu nói về việc thưởng rượu. “Bầu rượu, túi thơ“, “bầu rượu, nắm nem” là những hình ảnh đẹp của văn học cổ. Kiệt tác Truyện Kiều là một tác phẩm đề cập đến chuyện uống rượu nhiều nhất. Ngoài ra, tiếng Việt có hàng ngàn bài thơ và giai thoại về các nhà thơ và rượu.

Nghi thức chúc rượu

Trong các buổi tiếp đón, chiêu đãi chính thức, lời chúc thường được nói sau khi đã dùng món khai vị, khi đã rót rượu Champagne – thường là khoảng 10–15 phút sau khi buổi tiệc bắt đầu. Một số trường hợp ngay từ đầu và thường là không chạm cốc, nếu chạm cốc thì đàn ông luôn để cốc của mình thấp hơn cốc của phụ nữ. Trong khi nghe lời chúc thì không nói chuyện, không rót rượu, không đốt thuốc. Người nói lời chúc thường là đứng, tất cả mọi người giữ cốc rượu trong tay và cũng thường là đứng. Đối tượng cuà lời chúc, nếu không phải là Tổng thống hay Chủ tịch nước thì thường là sẽ chúc đáp lại. Phụ nữ, nếu không phải là cô dâu, thì thường là tiếp nhận lời chúc bằng cách mỉm cười, ngồi và đôi mắt nhìn xuống trong khi tất cả đều đứng. Phụ nữ giữ cốc rượu trong tay mình và chưa uống, một khi tất cả chưa uống hết. Trong trường hợp ngược lại sẽ được coi là người không khiêm tốn.

Những lời chúc rượu quan trọng hướng đến những nhân vật quan trọng thường là uống hết 100 phần trăm. Trong những buổi tiệc long trọng, đôi khi người ta uống xong, ném cốc vào đá hoặc ném xuống sàn nhà. Nói chung, từ chối uống rượu để chúc cho ai đấy, được hiểu là thiếu tôn trọng đối với người này. Nếu một người không thể uống được thì cũng nên làm ra vẻ như mình đang uống. Cốc nước lã thì không được nói lời chúc, 

Lời chúc rượu trong đời sống hiện đại

Lời chúc rượu của người ngày nay không quá ư lịch thiệp, cao đàm khoát luận như người xưa mà, hoặc là ngắn gọn hơn, hoặc là tính vui nhộn nhiều hơn. Trong những cuộc vui, người nói lời chúc rượu có thể là đọc một câu thơ, một câu danh ngôn hoặc là kể một câu chuyện vui, một tình huống vui nhộn nào đấy để làm cái cớ bắt vào lời chúc. Nói chung, tính chất nghiêm túc hay vui nhộn của lời chúc phụ thuộc vào tình huống của cuộc vui và đối tượng mà lời chúc hướng đến.

Xem thêm: Ý Nghĩa Của Thác Rượu Vang Ngày Cưới Bạn Nên Biết.

 

 

Bài viết liên quan

Hỗ Trợ Tư Vấn

Cảm ơn

Đã gửi thông tin thành công. Chúng tôi sẽ sớm liên hệ với bạn!