Nhẫn cưới vốn là một vật có ý nghĩa rất thiêng liêng thể hiện tình yêu thương gắn bó bền lâu và tấm lòng thủy chung của vợ chồng trong cuộc sống hôn nhân của mình. Vậy bạn đã có thể hiểu hết được ý nghĩa của nó chưa? Với bài viết sau đây giúp các bạn hiểu rõ hơn về điều này và rất là thú vị đấy nhé!
Nhẫn cưới là biểu tượng của hôn nhân
Lịch sử của chiếc nhẫn cưới đã có từ lâu đời khoảng 4.800 năm trước đây. Người Ai Cập quan niệm rằng kỷ vật nhẫn cưới có một năng lực siêu nhiên bởi vòng tròn là hình hoàn toàn không có điểm dừng nên nó sẽ biểu tượng của tình yêu bất diệt. Còn người Hy Lạp, cho rằng người con gái khi chấp nhận đeo nhẫn cầu hôn thì có nghĩa cô ấy sẽ không còn được tự do nữa và đã bị trói buộc về cả mặt tinh thần lẫn luật pháp.
Nhẫn được thiết kế đơn giản như thế và không hề bị lỗi mốt theo thời gian. Chất liệu của những đôi nhẫn cưới đẹp thường là vàng vì kim loại này rất vững bền, không han gỉ, không phai màu hay được làm bằng kim cương mang theo thông điệp về cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, một sự ràng buộc mãi mãi và là biểu tượng của lòng chung thủy. Ngày nay, không chỉ là chiếc mà một cặp nhẫn cưới dành cho cả cô dâu chú rễ và trở thành một phần không thể thiếu trong lễ cưới khẳng định gắn bó với nhau của hai vợ chồng trong cuộc sống hôn nhân.
Tại sao nhẫn cưới lại đeo trên ngón tay thứ 4 trên bàn tay trái?
Nếu như nhẫn đính hôn thì được đeo vào ngón giữa tay trái người yêu thì nhẫn cưới lại được đeo vào ngón áp út. Cũng có nhiều người thắc mắc tại sao lại không đeo ở những ngón khác. Để lý giải điều này, có rất nhiều nghiên cứu về tại sao ngón tay này gắn biểu tượng của hôn nhân. Với người Hy Lạp và Ai Cập cổ đại đều tin rằng một huyết quản chạy trực tiếp từ ngón tay này tới trái tim – một mạch máu đặc biệt, gọi là mạch máu tình yêu. Vì vậy, khi đeo nhẫn vào ngón ấy thì cuộc tình mới bền vững, mới gắn bó với nhau đến đầu bạc răng long. Nếu cho người khác đeo thử hoặc mượn nhẫn cưới thì sẽ mang đến điềm gỡ hay tình hạnh phúc nhanh chóng tan vỡ.
Với người nước Anh cổ đại, trong lễ cưới chú rể sẽ trượt chiếc nhẫn cưới từ ngón tay cái đến ngón trỏ và ngón giữa của cô dâu và nói rằng “Trên danh nghĩa của cha, Con trai và thần thánh” và sau đó, chú rể đeo chiếc nhẫn vào ngón tay còn trống – ngón áp út của bàn tay trái. Thói quen này được nghi lễ hoá và sau đó được quy định hóa bằng sắc lệnh sắc ngón tay nào sẽ được đeo nhẫn cưới trong lễ cưới của người Tin Lành hiện đại ở Anh.