Đám cưới là điều rất thiêng liêng không chỉ với các cặp đôi mà với cả gia đình hai bên. Nhưng trong văn hóa Việt Nam từ xa xưa đến nay có vô số điều kiêng kỵ mà các cặp đôi cũng như hai bên gia đình cần tránh trước và trong đám cưới để mang lại hạnh phúc cho cô dâu chú rể. Biết được điều đó, Kim Ngọc Thủy xin bật mí top những điều kiêng kỵ trước và trong đám cưới cho các cặp đôi biết thêm nhé!
Kiêng đeo nhẫn trước khi lễ cưới diễn ra
Nhẫn cưới thường được chuẩn bị trước ngày cưới để tiện cho việc lựa chọn và gia công cho phù hợp với kích thước ngón tay. Nhưng các cặp đôi cần lưu ý, không nên đeo nhẫn cưới trước khi lễ cưới diễn ra. Bởi ông bà ta từ trước đến nay luôn quan niệm rằng đám cưới là việc trọng đại và phải được tổ chức theo thứ tự thứ bậc. Trước khi được hai bên gia đình công nhận, cô dâu chú rể không nên đeo nhẫn vội vàng.
Chờ đến giây phút trao nhẫn cưới mới được đeo nhẫn cưới. Lúc này, khoảnh khắc hai bên trao nhau chiếc nhẫn đính hôn trọn đời sẽ trở nên thiêng liêng và đẹp đẽ hơn những gì hai bạn đã từng đeo trước đó. Ngoài ra, điều kiêng kỵ này còn giúp cuộc sống vợ chồng luôn thuận lợi, ổn định và trọn vẹn.
Kiêng bán hoặc làm mất nhẫn cưới
Người xưa quan niệm rằng, đánh mất nhẫn cưới đồng nghĩa với việc đánh mất cuộc hôn nhân. Nếu biểu tượng gắn kết giữa hai vợ chồng bị mất thì hạnh phúc giữa hai người cũng bị ảnh hưởng, gặp nhiều sóng gió.
Nếu nhẫn cưới không vừa tay thì hãy mang đi sửa lại để khỏi tuột khỏi tay. Còn nếu có ý định đổi nhẫn cưới mới thì các cặp đôi hãy giữ lại cặp nhẫn cũ không nên bán đi.
-> Xem thêm: Bà bầu có nên đi đám cưới không? – Kiêng kỵ gì không?
-> Xem thêm: Những tháng không nên cưới mà các cặp đôi cần phải biết
Kiêng gây ra sự đổ bể trong đám cưới
Chuyện đổ vỡ đặc biệt là bể gương, bể ly trong ngày thường cũng đã đủ gây ra những điều phiền toái. Vì thế, trong ngày cưới càng nên hạn chế tối việc gây ra sự đổ bể. Nếu không phải là lo lắng điềm xấu sẽ xảy đến thì cũng khó tránh khỏi những xước xát, đứt tay và gây lo lắng. Điều này khiến cho ngày vui của bạn mất đi sự trọn vẹn.
Có thể nhiều cặp cô dâu, chú rể trẻ thường có lối tư duy hiện đại, không quá cầu kỳ hay quan trọng việc bể ly, bể chén dĩa trong ngày cưới. Tuy nhiên, để đám cưới diễn ra vui vẻ và trọn vẹn với những cảm xúc đặc biệt thì cô dâu và chú rể nên cẩn thận để tránh điều đó xảy đến. Ví như khi rót rượu mừng hay đi mời rượu cô dâu nên cẩn thận hơn với chiếc váy cưới dài xòe rộng và có phần hơi vướng víu trong quá trình di chuyển.
Kiêng cô dâu ra ngoài đón tiếp nhà chồng trước khi được chú rể vào phòng đón
Một tục lệ vẫn được duy trì cho đến ngày nay, đó là khi cô dâu trang điểm xong sẽ ngồi trong phòng, đóng cửa. Cô dâu tuyệt đối không được để họ hàng nhà trai thấy mặt trước khi chú rể vào tặng hoa cưới và dẫn cô dâu ra ngoài.
Việc cô dâu ra chào hai họ trước khi chú rể vào đón sẽ khiến cô dâu bị mất duyên. Trong cuộc sống hôn nhân sau này tại nhà chồng con dâu sẽ mất vị thế, tiếng nói, bị nhà chồng coi thường.
Kiêng đầu giường và hai bên thành giường tân hôn đối chiếu với gương lớn
Vì gương lớn đặt ở các vị trí này sẽ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của vợ chồng. Ngoài ra, giường cưới cũng không được kê ở mé tây của phòng và không kê giường đối diện với cửa ra vào. Vị trí này có thể gây ra tâm lý bất an, đau đầu. Hơn nữa, giường cũng không nên kê dưới xà ngang, tuy nhiên nếu có trần giả che kín thì không sao.
Kiêng người khác vào phòng tân hôn
Khâu chuẩn bị phòng tân hôn rất quan trọng và thường được các cặp đôi vô cùng chú trọng. Phòng tân hôn được xem như là tổ ấm nhỏ giữ gìn hạnh phúc của các tân lang, tân nương. Một căn phòng đầy đủ tiện nghi được trang trí đẹp mắt và nổi bật, thậm chí được nhiều người “trầm trồ” cũng khiến các cặp đôi trở nên vô cùng hào hứng.
Ngoài việc tỉ mỉ, kỹ lưỡng trong việc trang trí phòng tân hôn thì không phải cô dâu, chú rể nào cũng biết rằng nhất định phải kiêng kỵ những người sau không được vào phòng tân hôn: Phụ nữ góa chồng, người có thai, người có hôn nhân tan vỡ, người có tang, người hiếm muộn con gái… Điều này để tránh cho tân lang và tân nương gặp phải những điều bất lợi, không may mắn trong cuộc sống hôn nhân về sau.
Kiêng đầu giường và hai bên thành giường tân hôn đối chiếu với gương lớn
Vì gương lớn đặt ở các vị trí này sẽ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của vợ chồng. Ngoài ra, giường cưới cũng không được kê ở mé tây của phòng và không kê giường đối diện với cửa ra vào. Vị trí này có thể gây ra tâm lý bất an, đau đầu. Hơn nữa, giường cũng không nên kê dưới xà ngang, tuy nhiên nếu có trần giả che kín thì không sao.
Kiêng cô dâu khóc hoặc ngoái lại nhà mẹ đẻ sau khi được đàng trai đến rước
Khi chú rể đã hoàn thành nghi lễ, đón cô dâu theo chồng về nhà trai, cô dâu phải hướng thẳng mặt, đi thẳng về phía trước, tuyệt đối không được quay đầu lại nhà cha mẹ mình hay có thái độ quyến luyến, khóc lóc không muốn chia tay gia đình nhà mẹ đẻ. Bởi nhiều gia đình quan niệm rằng con dâu đã theo chồng mà còn vương vấn gia đình thì sau này sẽ sớm bỏ chồng về nhà mẹ đẻ hoặc không chu toàn với công việc nhà chồng.
Bài viết trên Kim Ngọc Thủy đã đề cập một số những điều kiêng kỵ mà các cặp đôi nên tránh để không xảy ra lo lắng cho chính mình và người lớn trước và trong lúc đám cưới diễn ra. Kim Ngọc Thủy chúc hai bạn có một hôn nhân hạnh phúc.