THỦ TỤC CƯỚI HỎI Ở VIỆT NAM XƯA VÀ NAY MÀ CẶP ĐÔI NÊN BIẾT

Thủ tục cưới hỏi ở Việt Nam với biết vô vàn lễ nghi, nghi thức mà các gia đình có con dựng vợ gả chồng từ xưa đến nay đều phải tổ chức đầy đủ chỉ có khác nhau ở chính vùng miền, tôn giáo. Vậy thủ tục cưới hỏi ở Việt Nam gồm những lễ gì? Hãy cùng Nhẫn cưới Kim Ngọc Thủy tìm hiểu nhé!

THỦ TỤC CƯỚI HỎI Ở VIỆT NAM XƯA VÀ NAY MÀ CẶP ĐÔI NÊN BIẾT

Các nghi lễ trong thủ tục cưới hỏi ở Việt Nam xưa

Lễ Nạp Thái

“Nạp thái” có ý nghĩa là “thu nạp những sính lễ mà nhà trai mang đến để thưa chuyện với nhà gái”, là lễ đầu tiên trong trình tự “lục lễ”. Nhà Trai mang đôi chim nhạn đến nhà Gái làm sính lễ. Lễ nạp thái dùng chim nhạn là vì: “chim nhạn biểu trưng cho sự thuận theo thời tiết âm dương và hàm ý người vợ sẽ theo đạo nghĩa của người chồng”.

Lễ Vấn Danh

Nhà trai cử một đoàn vài ba người với lễ vật gồm trà, rượu, trầu cau. Chủ yếu của lễ này là nhà trai biết được ngày, tháng, năm sinh của cô gái, để về xem tuổi. Khi nhà trai đến thì nhà gái đưa ra một tờ giấy đã ghi rõ họ, tên, giờ, ngày tháng năm sinh của cô gái

Lễ Nạp Cát

Sau lễ vấn danh, bên nhà trai thấy đôi trẻ hợp tuổi, liền đánh tiếng để xin làm lễ ăn hỏi. Tất nhiên phải chọn ngày lành, tháng tốt. Bên nhà trai thường hỏi ý kiến bên nhà gái các chi tiết cụ thể và số lễ vật. 

Lễ vật thường là buồng cau to ba, bốn trăm quả, vài chai rượu nếp trắng, một mâm xôi gấc, có nhà sính lễ nhiều hơn thì có thêm heo sữa quay, trà, bánh trái….

THỦ TỤC CƯỚI HỎI Ở VIỆT NAM XƯA VÀ NAY MÀ CẶP ĐÔI NÊN BIẾT

Lễ Nạp Trưng

Hay còn gọi là thách cưới. Nội dung của lễ này là nhà gái đòi hỏi nhà trai phải nạp những gì. Nhà gái thường nói đội lên những yêu cầu rất cao về các đồ sính lễ như: vòng, xuyến, hoa tai, xà tích, quần áo mớ ba mớ bảy, bạc trắng, tiền giấy, rượu, gạo, lợn… Nhà trai tùy khả năng có thể mà đáp ứng. Có lẽ mà vì vậy khi nàng dâu mới về nhà bị mẹ chồng làm khó.

Lễ Thỉnh Kỳ

Là lễ xin định ngày giờ làm lễ cưới, nhưng ngày giờ cũng do bên trai định, rồi hỏi lại ý kiến bên gái mà thôi, thường thì nhà gái cũng tùy ý bên trai.

Lễ Thân Nghinh (Lễ Cưới)

Là đã được nhà gái ưng thuận, ngày giờ đã định của bên trai. Bên trai đem lễ vật sang làm lễ rước dâu về. Vì đây là một Lễ khá quan trọng trong đám cưới Việt Nam truyền thống vì vậy cần phải kiêng kị một số điều:

– Cô dâu, chú rể không ở trong thời kỳ chịu tang

– Ngày giờ cưới phải tránh các giờ không vong, sát chủ và phải tránh tháng ngâu (tháng 7 âm lịch)

Trước giờ đón dâu vài ba tiếng đồng hồ, nhà trai lại cử người đến nhà gái với cơi trầu xếp đủ 12 miếng trầu cánh phượng, 12 miếng cau cánh tiên, đến nhà cô dâu báo xin giờ đón dâu.

THỦ TỤC CƯỚI HỎI Ở VIỆT NAM XƯA VÀ NAY MÀ CẶP ĐÔI NÊN BIẾT

Các nghi lễ trong thủ tục cưới hỏi ở Việt Nam nay

Ngày nay, do được du nhập với văn hóa của các nước mà các lễ nghi, thủ tục cưới hỏi Việt Nam đã được rút gọn hơn cho hai bên gia đình

Lễ Dạm Ngõ

Được sự đồng ý của nhà gái, nhà trai đem lễ sang. Đồ lễ bắt buộc phải có là trầu, cau, rượu, chè. Phải có trầu Cau vì câu chuyện trầu cau trong cổ tích Việt Nam là tiêu biểu cho tình nghĩa vợ chồng, họ hàng ruột thịt. Miếng trầu là đầu câu chuyện, không có trầu là không theo lễ.

Lễ Ăn Hỏi

Hay còn gọi là lễ vấn danh, theo tục xưa là hỏi tên tuổi cô gái, nhưng ngày nay cha mẹ đôi bên đã biết biết rõ rồi. Cô gái nhà nào đã nhận lễ vấn danh coi như đã có nơi, có chốn. Sau ngày lễ ăn hỏi, phải có báo hỷ, chia trầu. 

Nhà gái trích trong lễ vật nhà trai đưa đến một lá trầu, một quả cau, một gói trà nhỏ, một cái bánh cốm, hoặc vài hạt mứt. Tất cả gói thành hộp hay phong bao giấy hồng, mang đến cho các gia đình họ hàng, bạn hữu của nhà gái. 

Nhà trai cũng báo hỷ, nhưng không phải có lễ vật này mà chỉ cần thiếp báo hỷ. Cũng trong lễ ăn hỏi, hai họ định luôn ngày cưới.

Lễ Cưới

Lễ Nạp Tài

Ngày nhà trai đem sính lễ sang nhà gái. Đồ sính lễ gồm trầu cau, gạo nếp, heo quay, quần áo và đồ trang sức cho cô dâu. Ý nghĩa của lễ nạp tài là nhà trai góp với nhà gái chi phí bàn tiệc, cho nhà gái và cô dâu biết mọi thứ đã chuẩn bị sẵn. Với đồ nữ trang cho cô dâu làm vốn, cô dâu có thể yên tâm xây dựng tổ ấm mới, chứ không đến nỗi sẽ gặp cảnh thiếu thốn.

Lễ Xin Dâu

Trước giờ đón dâu nhà trai cử người đem trầu, rượu đến xin dâu, báo đoàn đón dâu sẽ đến.

-> Xem thêm: Tại sao Việt Nam có thủ tục cưới hỏi 2 lần và ý nghĩa của thủ tục này?

-> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu vào nhà chồng theo quy định mới nhất

Lễ Rước Dâu

Đoàn rước dâu của nhà trai đi thành một đoàn, có người đại diện nhà trai đi trước, cùng với người mang lễ vật. Nhà gái cho mời cụ già thắp hương vái trước bàn thờ rồi cùng ra đón đoàn nhà trai vào. 

Cô dâu cùng với chú rể lạy trước bàn thờ, trình với tổ tiên. Sau đó hai người cùng bưng trầu ra mời họ hàng. Ba mẹ cô dâu tặng quà cho con gái mình. Có gia đình cũng lúc này bày cỗ bàn cho cả họ nhà gái chung vui. Khách nhà trai cũng được mời vào dự tiệc. 

Sau đó là cả đoàn rời nhà gái, để đưa dâu về nhà chồng. Họ nhà gái chọn sẵn người đi theo cô gái, gọi là các cô phù dâu.

Đón Dâu Vào Nhà Chồng

Đại diện nhà trai dẫn cô dâu chú rể đến bàn thờ để ra mắt gia tiên họ nhà trai, sau đó dẫn cặp đôi cùng họ hàng cô dâu vào xem phòng cưới. Mục đích của nhà trai cho nhà gái thấy được hoàn cảnh, điều kiện mới mà cô dâu sẽ gắn bó đến cuối cuộc đời với con trai họ.

Sau khi thăm quan xong phòng cưới, cô dâu chú rể quay lại khu vực tổ chức hôn lễ, tiến hành lễ thành hôn. Một số gia đình lễ thành hôn được kết hợp chung với tiệc cưới để tiết kiệm ngân sách.

Tiệc Cưới

Nếu thời buổi ngày xưa chưa có điều kiện kinh tế cũng như phát triển cơ sở vật chất hiện đại như hiện nay, thì thể theo phong tục đám cưới Việt Nam xưa sẽ tổ chức tiệc cưới tại nhà. 

Ngày nay, đa số các gia đình đều tìm đến các trung tâm tiệc cưới để đảm bảo con cái trải qua sự kiện trọng đại của cuộc đời mà không phải lo lắng quá nhiều về công tác chuẩn bị thiếu cái này, cái kia hay không gian tổ chức lễ cưới như thế nào mới phù hợp,…

Lễ Lại Mặt

Sau lễ cưới 2 hoặc 4 ngày, hai vợ chồng trẻ sẽ trở về nhà cha mẹ vợ mang theo lễ vật để tạ gia tiên. Lễ vật cũng có trầu, xôi, heo quay. Bố mẹ vợ làm cơm để mời chàng rể và con gái mình.

Bài viết trên đây là các thủ tục cưới hỏi ở Việt Nam mà có thể nhiều bạn trẻ ngày nay chưa được biết đến, mong rằng bài viết này sẽ giúp các cặp đôi hiểu hơn về nét đẹp của các nghi lễ thiêng liêng trong ngày trọng đại của người Việt Nam.

Hỗ Trợ Tư Vấn

Cảm ơn

Đã gửi thông tin thành công. Chúng tôi sẽ sớm liên hệ với bạn!