STRESS TRƯỚC ĐÁM CƯỚI LÀ TRẠNG THÁI TÂM LÝ DỄ XẢY RA & CÁCH KHẮC PHỤC

Chuẩn bị cưới là một khoảng thời gian đầy áp lực với nhiều tâm trạng hỗn độn của các cặp đôi. Bận rộn lên kế hoạch chuẩn bị, stress trước đám cưới là điều không tránh khỏi đối với các cô dâu, chú rể.

CÁCH KHẮC PHỤC STRESS TRƯỚC ĐÁM CƯỚI HIỆU QUẢ

Dấu hiệu nhận biết stress trước đám cưới

Càng gần đến ngày cưới bỗng dưng… muốn hủy hôn. Tâm trạng trở nên khó chịu, bức bí và bồn chồn. Khi gia đình hỏi lý do, nhưng bạn không nói được, chỉ biết là rất khó chịu, thấy không hợp nhau, không muốn đám cưới nữa.

Ngày nào cũng cãi nhau với chồng sắp cưới những chuyện lặt vặt liên quan đến đám cưới, rồi cuộc sống chung sau này. Cảm thấy bất mãn vì chồng sắp cưới vô tư quá, không lo toan như bạn, nhà chồng thì có những ý kiến vô lý… Chỉ những chuyện lặt vặt như thế cũng khiến chị mệt mỏi, muốn bùng nổ, muốn hủy hôn.

Đó là trạng thái “khủng hoảng” tiền hôn nhân mà rất nhiều cặp đôi chuẩn bị cưới mắc phải. Thời điểm ban đầu, mới quyết định kết hôn thì vô cùng hạnh phúc, vui vẻ cùng nhau chuẩn bị đám cưới nhưng sau đó một trong hai người đối mặt với nhiều vấn đề sẽ cảm thấy chán nản, mệt mỏi, mất cảm hứng với đối phương, luôn tỏ ra cáu gắt, bực dọc.

Nguyên nhân gây stress trước đám cưới có thể đến từ nhiều yếu tố

Càng cầu toàn, bạn càng kiệt sức

Dạng stress trước đám cưới dễ nhận thấy nhất đến từ sự lo lắng của hai “nhân vật chính”. Đám cưới là một trong những sự kiện trọng đại nhất cuộc đời, nên ai cũng muốn có một buổi lễ tuyệt vời, độc đáo và đáng nhớ. Quá nhiều việc cần chuẩn bị và quá nhiều chuyện phải lo dễ khiến đôi uyên ương bối rối và mệt mỏi.

CÁCH KHẮC PHỤC STRESS TRƯỚC ĐÁM CƯỚI HIỆU QUẢ

 

Stress trong quá trình chuẩn bị lễ cưới

Cố làm hài lòng mọi người khiến bạn áp lực

Xuất phát từ văn hóa cưới hỏi lâu đời của nước ta, đám cưới không chỉ là ngày kỉ niệm tình yêu của cặp đôi, mà còn là dịp để mọi người tụ họp và cùng vui vẻ, cũng là dịp để những phong tục lễ nghi truyền thống được thể hiện. Vì thế sự can thiệp, khuyên răn của gia đình, họ hàng, bạn bè, mỗi người một ý sẽ khiến bạn rối tung lên và chẳng biết phải làm thế nào để vừa lòng tất cả mọi người.

Mâu thuẫn với bạn bè làm bạn mệt mỏi

Một thành viên chuẩn bị lên xe hoa, cũng đồng nghĩa thời gian dành cho hội bạn độc thân giảm đi. Với tâm lý ganh tỵ, tủi thân, một vài chàng trai, cô gái trong hội bạn của bạn chưa kịp thích nghi với sự thật bạn sắp có vợ, có chồng. Mâu thuẫn có thể xảy đến giữa bạn và bạn bè, cộng với áp lực từ nhiều phía khiến bạn cảm thấy mệt mỏi vô bờ bến.

Đối với riêng cô dâu

Những lo lắng về việc hòa nhập cuộc sống với gia đình chồng làm bạn căng thẳng. Liệu bố mẹ chàng có khó khăn quá không?. Liệu sống chung có xảy ra xung đột gì không? Nên giải quyết những rắc rối trong quan hệ gia đình như thế nào? Tương lai của bạn sau khi lấy chồng sẽ ra sao… Bạn nôn nóng muốn câu trả lời ngay, nhưng đáp án của vấn đề lại nằm đằng sau, khi hôn nhân của bạn thực sự bắt đầu.

Khi “ván đã đóng thuyền” bạn mới phát hiện ra những khuyết điểm và tật xấu của người chồng tương lai: luộm thuộm, vô tư, hời hợt, ham chơi… Thật khó để bạn có thể thay đổi chàng, điều này cũng làm bạn buồn phiền, chán nản. Thậm chí có người còn nghi ngờ quyết định tiến tới hôn nhân của mình có phải là sai lầm?

CÁCH KHẮC PHỤC STRESS TRƯỚC ĐÁM CƯỚI HIỆU QUẢ

Mâu thuẫn có thể xảy đến giữa bạn và bạn bè, cộng với áp lực từ nhiều phía khiến bạn cảm thấy mệt mỏi vô bờ bến.

Mẹo khắc phục stress trước đám cưới

Đầu tiên là lập danh sách tất cả những áp lực và lo ngại của bạn trước ngày cưới. Ngoài danh sách đó, hãy viết ra những lý do khiến bạn sợ hãi, lo lắng.

Nếu bạn cảm thấy bạn không thể tự mình xử lý các vấn đề đó, hãy xin lời khuyên từ gia đình hoặc bạn bè thân thiết hoặc bàn luận về những lo sợ và quan tâm của bạn với nửa kia của mình để bạn không cảm thấy mình đơn độc luôn có người sẵn sàng giúp đỡ bạn. Tìm đến Wedding Planner giúp bạn lập kế hoạch đám cưới, hoặc nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí thì tham khảo cuốn Sổ Tay Cưới cũng sẽ có những hướng dẫn chi tiết về cách tổ chức đám cưới từ A-Z không hề kiếm Wedding Planner mà lại tiết kiệm chi phí hơn nhiều.

Sổ Tay Cưới – Bí kíp để tổ chức đám cưới trong mơ của bạn

Ngoài ra, dưới đây là một số mẹo để đối phó với sự căng thẳng trước đám cưới.

Thư giãn

Căng thẳng là điều phổ biến trong các gia đình và những cặp vợ chồng tương lai trước ngày cưới. Nếu bạn trải nghiệm những căng thẳng này, đừng nghĩ rằng hôn nhân của bạn không may mắn. Những điều như thế thường xảy ra trước ngày trọng đại và nếu không khéo, thậm chí mọi người sẽ đổ lỗi cho nhau.

Hãy cố gắng thư giãn, chẳng hạn như thiền, nghe nhạc với những âm thanh mang sắc thái tự nhiên như chim hót líu lo và tiếng sóng biển. Hãy tưởng tượng bạn đang ở trong một nơi bạn đã từng đến thăm và đánh thức cảm giác thú vị tại nơi đó của bạn trước đây.

Chuẩn bị tinh thần

Cần sự can đảm đáng kể để bắt đầu cuộc sống với người khác. Vì vậy, việc chuẩn bị tinh thần là điều rất cần thiết. Bạn làm điều này một cách trung thực và cởi mở. Tiết lộ những điểm yếu và thế mạnh của mỗi người cho nhau.

Nếu vẫn còn những vấn đề khúc mắc, hãy dứt khoát giải quyết. Tìm hiểu để đánh giá cao sự tương đồng. Hãy tin rằng, các cặp vợ chồng càng hiểu nhau, cả hai bạn càng tự tin sống với nhau. Đừng sợ mất tự do vì những trách nhiệm mới.

Trao đổi thông tin

Bạn và anh ấy phải là một cặp hòa hợp trước mặt gia đình của các bạn. Đôi khi người phụ nữ bị căng thẳng là do thái độ của người chồng thiếu quan tâm lo lắng cho sự kiện trong gia đình.

Vì vậy, hãy rủ đối tác của bạn tham gia vào việc chuẩn bị cho đám cưới (lên kế hoạch đám cưới). Thường xuyên thảo luận về kế hoạch đám cưới hoặc trách nhiệm khiến anh ấy cảm thấy bạn cần anh ấy.

Tinh thần thoải mái thì mới giải quyết được các công việc hiệu quả

Lịch hàng ngày 

Viết ra một cuốn sổ những gì hai bạn đã thực hiện vào một ngày và những việc sẽ phải làm ngày hôm sau. Với việc văn bản hóa lịch làm việc như thế, bạn có thể đánh giá hoạt động của bạn và người bạn đời. Điều này làm cho bạn an tâm rằng đã làm nhiều điều để chuẩn bị trước ngày cưới.

Yêu cầu sự giúp đỡ của gia đình

Để bạn không căng thẳng, nên yêu cầu sự trợ giúp của gia đình. Hãy thành lập “Ban tổ chức” đám cưới. Giao trách nhiệm đủ lớn cho người bạn tin tưởng cho khâu chuẩn bị.

Nếu bạn không muốn bận tâm, hãy sử dụng các dịch vụ tổ chức đám cưới đã được tin cậy.

Giảm stress

Chuẩn bị cho cơ thể bạn bước vào thế giới của tiệc tùng đám cưới. Nghỉ ngơi nhiều và tiêu thụ thực phẩm lành mạnh để cơ thể trở nên khỏe khoắn trong những ngày bận rộn và trọng đại đó.

Hãy tận hưởng hạnh phúc sắp tới của mình. Thông thường, stress sẽ biến mất một khi bạn có đối tác thích hợp và cùng chia sẻ niềm vui và sự bận rộn với bạn.

Thưởng thức

Hãy biến những trải nghiệm cho một đám cưới một lần trong đời như những hạnh phúc bất ngờ. Đừng biến ngày cưới thành một kỳ thi hoặc quá lo lắng về việc lễ cưới diễn ra có tốt đẹp hay không.

Hãy tận hưởng từng giây phút quan trọng sẽ xảy ra trong cuộc sống của bạn.

Thiền định và ngẫm nghĩ

Đó là một hoạt động mà bạn nên làm. Hầu như tất cả mọi người đều cảm thấy nghi ngờ trước khi bước vào một con ngõ, lối đi. Họ tự hỏi là mình đã đi đúng hướng hay chưa. Hãy dành ít phút để suy nghĩ về những quyết định của bạn.

Nhìn vào mặt tích cực của hôn nhân và hãy nghĩ rằng bạn không đơn độc trong cuộc sống. Bạn sẽ có một người bạn trong việc giải quyết tất cả các vấn đề, cùng với niềm vui và nỗi buồn của bạn.

Kim Ngọc Thủy mong rằng với bài chia sẻ này sẽ giúp nàng thả lỏng hơn, để chúng ta cùng nhau trải qua được những giây phút quý giá nhất trong cuộc đời và sẵn sàng đón nhận tất cả cảm xúc từ yêu thương – lo lắng – hạnh phúc hay cả sự lo lắng, sợ hãi….

Trân trọng những cảm xúc mà mình sẽ có – đón nhận nó với tâm thế sẵn sàng nàng nhé, vì đó là những giai điệu của cuộc đời.

-> Xem thêm: Lên kế hoạch chuẩn bị đám cưới chuẩn chỉnh cho cặp đôi

Hỗ Trợ Tư Vấn

Cảm ơn

Đã gửi thông tin thành công. Chúng tôi sẽ sớm liên hệ với bạn!