PHONG TỤC CƯỚI HỎI MIỀN NAM – KINH NGHIỆM CƯỚI

Đám cưới là một ngày trọng đại của đôi uyên ương. Do đó, thực hiện đầy đủ, chỉnh chu, kỹ lưỡng các nghi thức trong phong tục cưới hỏi là việc quan trọng. Phong tục cưới hỏi được xem như truyền thống văn hóa của Việt Nam với nhiều điểm đặc sắc và nổi bật. Hãy cùng Kim Ngọc Thủy tìm hiểu về phong tục cưới hỏi của miền nam qua bài viết dưới đây nhé!

Lễ dạm ngõ Miền Nam

Đây là nghi thức lễ đầu tiên trước khi chuẩn bị tổ chức đám cưới hỏi. Lễ cưới hỏi miền nam đã gộp chung lễ thông gia và lễ cầu thân ở lễ dạm ngõ để tạo sự thuận tiện cho hai bên gia đình. Lễ vật trong lễ dạm ngõ thường có cặp rượu, cặp trà được gói giấy đỏ trịnh trọng, một đĩa trầu cau được têm cánh phượng và mâm ngũ quả.

Trong buổi lễ này, nhà trai và nhà gái sẽ gặp nhau để thăm hỏi về gia đình hai bên, tạo mối quan hệ cùng cô dâu và chú rể, gia đình chú rể trao quà cho cô dâu làm vật đính ước và bàn bạc chuyện cưới hỏi. 

Những người tham gia lễ dạm ngõ sẽ đi theo cặp gôm cha mẹ và họ hàng nhà trai. Cha mẹ nhà trai sẽ đưa cho cha mẹ nhà gái ngày tháng năm sinh của chú rể để xem ngày lành tháng tốt cho đôi trẻ. 

Lễ dạm ngõ phong tục cưới hỏi miền nam

Lễ dạm ngõ trong phong tục cưới hỏi miền Nam

Lễ ăn hỏi Miền Nam

Lễ ăn hỏi trong phong tục cưới miền nam được tổ chức chủ yếu ở nhà cô dâu. Trên cổng cưới nhà cô dâu sẽ treo bảng là “Lễ đính hôn” hay “Lễ đăng khoa”. Họ nhà trai sẽ đến nhà gái để thực hiện một số nghi thức chính của buổi lễ. Cũng theo như các phong tục cưới hỏi của các miền Bắc và Trung, nhà trai sẽ phải chuẩn bị đầy đủ lễ vật mang sang nhà gái. Mâm quả đám hỏi thường theo số chẵn gồm 4 đến 10,12 mâm lễ tùy vào từng gia đình. Những lễ vật không thể thiếu trong tráp gồm trầu, cau, trà rượu, nến khắc hình long phụng, bánh su sê, xôi, trang sức cưới,…

Tùy gia đình mà lễ vật trong lễ ăn hỏi có thêm mâm quần áo cho cô dâu. Cô dâu mặc áo dài, được mẹ chồng đeo bông tai trước khi ra mắt hai họ. Sính lễ này thể hiện sự quan tâm và chăm sóc của mẹ chồng đối với con dâu tương lai. 

Theo phong tục lễ cưới hỏi miền nam, một trong những nghi thức quan trọng trong lễ nói là nghi thức lên đèn. Theo quan niệm dân gian, ngọn đèn được thắp lên trước bàn thờ gia tiên có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, bền chặt sau này của cô dâu và chú rể. 

Sau khi Lễ ăn hỏi diễn ra thì cặp đôi chính thức được hai bên gia đình đồng ý hứa hôn và chờ đến ngày tổ chức lễ cưới, trở thành vợ chồng.

Lễ ăn hỏi trong phong tục cưới miền Nam

Lễ ăn hỏi với cặp nến tơ hồng trong phong tục cưới miền Nam

=> Xem thêm: Phong tục cưới hỏi miền Bắc – Kinh nghiệm cưới

Lễ cưới Miền Nam

Lễ cưới là buổi lễ quan trọng nhất trong phong tục cưới hỏi miền nam. Bởi lẽ, sau khi ngày này diễn ra, cặp đôi chính thức gọi nhau hai tiếng vợ chồng và về chung một nhà. 

Lễ cưới là thời điểm gia đình nhà trai đến rước dâu. Trên cổng cưới nhà cô dâu treo bảng “Lễ Vu Quy”, còn cổng cưới nhà chú rể sẽ treo bảng “Lễ Tân Hôn”.

Đêm trước ngày rước dâu, theo phong tục cưới hỏi miền nam, cô dâu sẽ thực hiện nghi thức “lạy xuất giá” tại nhà mình. Trong nghi thức này, cô dâu thực hiện nghi thức bái lạy đối với song thân và nội ngoại hai bên. Đây được xem là nghi thức cảm tạ công đức sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ dành cho con gái trước khi cô dâu chính thức theo chồng.

Nghi thức quan trọng nhất trong ngày đám cưới là nghi thức đón dâu. Gia đình chú rể sẽ đến nhà cô dâu, thực hiện nghi lễ đón dâu và rước cô dâu về nhà chồng. Trong lễ cưới thực hiện ở nhà chú rể sau khi đón cô dâu về, cô dâu và chú rể sẽ trao nhẫn cưới cho nhau và chính thức trở thành vợ chồng.

Lễ cưới trong phong tục cưới hỏi miền Nam

Lễ cưới trong phong tục cưới hỏi miền Nam

Lễ phản bái Miền Nam

Theo phong tục cưới hỏi miền nam thì lễ phản bái còn gọi là “lễ giở mâm trầu”. Lễ này được diễn ra sau lễ cưới 3 ngày. Cô dâu, chú rể cùng gia đình mang theo một cặp vịt đến nhà gái để thực hiện nghi lễ. Hiện nay, nếu gia đình nhà trai ở xa thì lễ giở mâm trầu được thực hiện ngay sau lễ xin rước dâu ở nhà gái hoặc nhà trai được miễn lễ này.

Nếu bạn là người chuẩn bị lấy vợ/chồng là người miền nam thì hy vọng bài viết này, sẽ giúp bạn có thêm thông tin để chuẩn bị một đám cưới hoàn hảo nhất!

=> Xem thêm: Phong tục cưới hỏi miền Trung – Kinh nghiệm cưới

Nếu bạn sắp cưới hoặc đang lên kế hoạch cho đám cưới của mình thì tất tần tật những gì bạn cần nằm trong cuốn sách “Sổ tay kế hoạch cưới“. Quyển sách này là bí quyết giúp bạn tiết kiệm được thời gian, chi phí, công sức nhưng vẫn tổ chức được một đám cưới trong mơ đấy nhé! 

Hỗ Trợ Tư Vấn

Cảm ơn

Đã gửi thông tin thành công. Chúng tôi sẽ sớm liên hệ với bạn!