PHONG TỤC CƯỚI HỎI MIỀN BẮC – KINH NGHIỆM CƯỚI

Đám cưới là một ngày trọng đại của đời người. Vì thế sự chuẩn bị đầy đủ kỹ lưỡng cho ngày này là điều rất quan trọng. Các phong tục, nghi thức cưới được thực hiện rất chỉnh chủ để kết duyên cho đôi vợ chồng. Tuy nhiên, mỗi vùng miền sẽ có phong tục cưới hỏi khác nhau. Bài viết này hãy cùng Kim Ngọc Thủy tìm hiểu xem phong tục cưới hỏi miền Bắc như thế nào nhé! 

Các phong tục cưới hỏi miền Bắc

  • Lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ là một trong những nghi lễ cưới truyền thống của văn hóa người Việt Nam, không chỉ riêng miền Bắc. 

Với phong tục cưới hỏi miền Bắc, lễ dạm ngõ là nghi lễ đầu tiên trước khi tiến hành lễ cưới. Đây là nghi lễ quan trọng không thể bỏ qua trong các đám cưới truyền thống của người miền Bắc. Vì vậy, trước khi làm lễ dạm ngõ, nhà trai cần chọn ngày đẹp để đến gặp gia đình nhà gái để mọi việc được diễn ra suôn sẻ và trọn vẹn.

Lễ dạm ngõ là buổi gặp gỡ đầu tiên của hai bên gia đình để giao lưu và cho phép hai đôi uyên ương này tìm hiểu nhau trước khi quyết định tiến tới hôn nhân. Sau cuộc gặp gỡ này thì hai bên gia đình sẽ hiểu về gia cảnh, gia phong của nhau hơn. Lễ vật trong ngày dạm ngõ đơn giản chỉ gồm trầu cau, rượu thuốc, chè, bánh kẹo,…Với lễ dạm ngõ thì số lượng người nhà trai qua nhà gái không cần quá đông, chỉ trong nội bộ gia đình 2 họ. Và việc đón tiếp cũng không cần cầu kỳ, chỉ cần hai bên gia đình thấy thoải mái, thân thiện, ấm cúng, dùng chung chén trà, bữa cơm. Thông thường ngày này, hai bên gia đình sẽ bàn chuyện xem ngày, và chọn ngày lành tháng tốt và các thủ tục cho lễ ăn hỏi sắp tới.

=>Xem thêm: Những thủ tục và nghi lễ cưới trong văn hóa Việt Nam

 

phong tục cưới hỏi miền bắc

Lễ dạm ngõ miền Bắc

  • Lễ Ăn hỏi

Lễ Ăn hỏi là một nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống của người miền Bắc. Trong lễ ăn hỏi, nhà gái nhận lễ vật của nhà trai tức là công nhận việc gả con gái cho nhà trai, và kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái có thể coi là đôi vợ chồng chưa cưới, chỉ còn chờ ngày cưới để công bố với quan khách. Đây là cột mốc quan trọng trong quan hệ hôn nhân, cô gái, chàng trai trở thành “vợ/chồng sắp cưới” của nhau. Sau lễ ăn hỏi là một lễ cưới cận kề. Theo văn hóa miền Bắc, lễ ăn hỏi sẽ diễn ra trước 1 tháng, nhanh nhất là 1 tuần trước lễ cưới. 

Trong ngày lễ ăn hỏi thì các thủ tục ăn hỏi, xin cưới và nạp tài sẽ được gộp luôn trong một buổi.

– Tráp ăn hỏi sẽ là 5,7, 9 hoặc 11 tráp tùy thuộc vào tục “thách cưới của nhà gái với nhà trai nhưng số lượng tráp phải là số lẻ. Những lễ vật trong tráp không thể thiếu là: cau, trầu, chè, rượu, thuốc lá, bánh cốm, bánh dẻo, bánh nướng, bánh xu xê… gia đình nào có điều kiện có thêm lợn quay, gạo…

– Lễ vật của nhà trai sẽ phải có thêm phong bì tiền (hay còn gọi là lễ đen, lễ nạp tài) để như cảm ơn công nuôi dưỡng sinh thành cô dâu của phía bên nhà trai đối với nhà gái.

– Nhà gái nhận lễ rồi đặt một phần lên bàn thờ gia tiên. Khi lễ ăn hỏi xong mỗi thứ trong tráp được nhà gái “lại quả” (chuyển lại) cho nhà trai một ít, còn nhà gái dùng để chia ra đĩa mời tất cả mọi người đến dự. Đồng thời lúc này cô dâu và chú rể sẽ ra mắt họ hàng hai bên và sau đó đi rót nước, mời thuốc, mời trầu các vị quan khách.

 

phong tục cưới hỏi miền bắc

Lễ ăn hỏi miền Bắc

  • Lễ cưới 

Ngày cưới sẽ được hai bên gia đình thống nhất lựa chọn ngày lành tháng tốt để diễn ra. Tùy theo mỗi địa phương mà phong tục mỗi khác nhưng cơ bản sẽ có những lễ nghi sau:

– Lễ rước dâu (dẫn dâu, xin dâu): Giờ đi đón dâu thì phải tuân thủ “đi hơn về kém” tức là khi bắt đầu đi phải đi giờ hơn, lúc bắt đầu rước dâu từ nhà gái về phải là giờ kém. Nhà trai phải đi thành một đoàn rước dâu, người đại diện họ nhà trai đi trước, cùng với đội bê tráp lễ vật. Đại diện nhà trai sẽ phát biểu và trao lễ vật sau đó xin phép cho chú rể vào phòng đón cô dâu ra. Cô dâu, chú rể làm lễ gia tiên tại nhà gái, thắp hương lên bàn thờ tổ tiên, mời trà người lớn và ra mắt họ hàng. Sau cùng là xin phép được đưa cô dâu về nhà chồng.

– Rước dâu vào nhà: Theo phong tục tập quán là “cha đưa mẹ đón” tức cha đưa con gái đến nhà trai và mẹ chồng sẽ đón con dâu. Khi đoàn đưa dâu về đến ngõ mẹ chồng dắt cô dâu vào nhà, làm lễ ra mắt trước bàn thờ gia tiên nhà trai.

Sau đó chú rể sẽ dắt cô dâu ra hôn trường tổ chức lễ cưới, trong lễ cưới chính tại nhà trai chú rể sẽ trao nhẫn cưới cho cô dâu để chính thức kết duyên vợ chồng.

  • Lễ Lại mặt

Theo phong tục cưới miền Bắc, sau lễ cưới 1 vài ngày, hai vợ chồng mới cưới sẽ trở về nhà cha mẹ vợ mang theo lễ vật để tạ cha mẹ, tổ tiên. Ngày này, cha mẹ vợ sẽ làm cơm để mời con rể và con gái mình. Thông thường, các cô dâu mới về nhà chồng sẽ cảm thấy buồn vì phải xa nhà, xa cha mẹ nên trong phong tục cưới truyền thống có thêm ngày lại mặt. Đây là dịp để cô dâu gặp lại gia đình, để bớt đi nỗi nhớ nhung. Ngoài ra, lễ lại mặt còn là dịp để chú rể gần gũi, thân thiết hơn với gia đình cha mẹ vợ, vì đây là thời điểm chính thức làm rể đầu tiên sau đám cưới.

Tuy nhiên, với những cô dâu nào lấy chồng xa, ngoại tỉnh thì lễ lại mặt sẽ được hạn chế. 

 

phong tục cưới hỏi miền bắc

Lễ lại mặt miền Bắc

Những lưu ý trong phong tục cưới miền Bắc  

  • Tổ chức tiệc cưới

Tùy điều kiện từng gia đình mà tiệc cưới có thể được tổ chức tại nhà hay khách sạn. Việc mời khách đến ăn uống, chúc mừng gia đình 2 bên thường diễn ra trước lễ cưới 1 ngày. Theo phong tục thì chú rể phải có mặt trong ngày nhà gái mời khách.

  • Phong tục cưới lấy ngày

Phụ thuộc vào tuổi của cô dâu mà theo quan niệm sẽ có phong tục cưới lấy ngày. Phong tục này ở một số nơi còn được biết đến với tên gọi là đón dâu 2 lần.

Vào ngày ăn hỏi, ngoài các thủ tục truyền thống sẽ có thêm thủ tục xin dâu. Cô dâu theo nhà trai về nhà và ở lại. Và đến sáng hôm sau thì tự ra về đặc biệt là không được để bất kỳ ai biết. Coi như đây là một lần xuất giá.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn nào sắp cưới vợ/chồng có kinh nghiệm để chuẩn bị đám cưới hoàn hảo nhé!

=>Xem thêm: Sổ tay kế hoạch cưới – Bí quyết để tổ chức đám cưới trong mơ của bạn

Hỗ Trợ Tư Vấn

Cảm ơn

Đã gửi thông tin thành công. Chúng tôi sẽ sớm liên hệ với bạn!