NHỮNG ĐIỀU CẤM KỴ TRONG ĐÁM CƯỚI NGƯỜI HOA

Dân tộc người Hoa là dân tộc đông thứ 2 ở Việt Nam sau dân tộc Kinh, nên có rất nhiều bạn trẻ cũng muốn tìm hiểu kỹ về các phong tục, lễ nghi của họ không dừng lại là ở lịch sử, món ăn mà nó còn là cưới hỏi. Vậy những điều cấm kỵ trong đám cưới người Hoa là gì? Hãy cùng Kim Ngọc Thủy tìm hiểu nhé!

NHỮNG ĐIỀU CẤM KỴ TRONG ĐÁM CƯỚI NGƯỜI HOA

Cô dâu và chú rể kỵ tuổi với nhau

Trước khi bàn chuyện trăm năm, gia đình hai bên sẽ lấy ngày sinh của cô dâu, chú rể để xem thử xem tuổi của họ hợp nhau hay xung khắc nhau. Thường thì họ sẽ tìm những thầy tướng số hay thầy bói để xem. Dựa vào tuổi của từng người và chiếu theo phong thủy quy luật tam hợp và ngũ hành xung thì thầy tướng số sẽ đưa ra những thông tin về việc tuổi của cô dâu và chú rể có hợp nhau hay không.

Nếu xảy ra tình trạng xung khắc hoặc kỵ tuổi nhau, những người lớn sẽ tìm cách nhờ thầy hóa giải trước khi tổ chức đám cưới cho con cháu của họ. Đối với những gia đình người Hoa có đầu óc bảo thủ thậm chí họ còn không cho lấy nhau luôn. Vì người Hoa tin rằng, việc vợ chồng kỵ tuổi nhau sẽ khiến cho gia đình mất hòa thuận và công việc làm ăn sẽ không thể phát đạt. Còn giả như tuổi hợp nhau thì hôn lễ sẽ được cử hành một cách thuận lợi. Sau khi đã xem tuổi xong thì họ bắt đầu xem ngày cưới.

Thời gian kết hôn

Người Trung Quốc kỵ kết hôn vào tháng 3, tháng 5 và tháng 7 âm hàng năm.

Trong quan niệm truyền thống của người Trung Quốc, tháng 3 và tháng 7 âm lịch đều là những tháng nhiều ma quỷ. Tháng 3 âm lịch đó là khi mọi người đi “tảo mộ”, là tiết Thanh minh trong dịp đầu xuân năm mới. Tháng 7 âm lịch là tháng “cô hồn”, mọi người thường làm lễ siêu độ cho những linh hồn còn vương vấn ở nhân gian. Do đó những tháng này nên tránh tổ chức tiệc hỷ.

Tháng 5 âm có ngày Tết Đoan Ngọ. Hay còn được gọi là Tết giữa năm, ngày diệt sâu bọ. Tháng 5 âm lịch được coi là tháng giữa năm, nghĩa là tháng chia một năm ra làm đôi. Điều này mang ý nghĩa chia ly, chia cắt, không phù hợp với đám cưới. Nhiều người còn quan niệm nếu tổ chức kết hôn vào tháng này thì cô dâu và chú rể sẽ bị chia cắt hoặc ly biệt.

NHỮNG ĐIỀU CẤM KỴ TRONG ĐÁM CƯỚI NGƯỜI HOA

Tránh đi đến các sự kiện nhất định

Trước đám cưới ba tháng, tốt nhất các cặp đôi nên tránh đi tham dự các sự kiện như:

– Một đám tang

– Một đám cưới khác

– Đi thăm một người phụ nữ vừa mới sinh con.

Nếu một trong hai bố mẹ của cặp đôi qua đời trước ngày cưới thì đám cưới phải hoãn lại 100 ngày hoặc 1.000 ngày vì việc tham dự tiệc mừng được coi là thiếu tôn trọng người đã khuất.

Đám rước dâu gặp phải đám rước dâu khác

Người Hoa ở Sài Gòn rất xem trọng nghi thức và thời gian rước dâu. Họ thường phải tìm đến những thầy bói hoặc thầy phong thủy để xem ngày giờ lành để tổ chức lễ cưới và lễ rước dâu. Lễ rước dâu được người Hoa ở Sài Gòn tổ chức rất long trọng và cũng rất cẩn thận. Trước khi rước dâu, chú rể được cha cài hoa trên áo, còn mẹ thì trao tận tay bó hoa cầm tay để trao cho cô dâu.

Trong lộ trình đi rước dâu, nếu không may gặp phải một đám rước dâu khác thì người Hoa cho rằng vận may sẽ bị giảm, vì vận may phải chia đều cho cả 2 đám rước dâu. Người Hoa gọi trường hợp này là Hỷ Xung Hỷ. Để hóa giải, điều này, một số người trao đổi hoa cưới cho nhau hoặc chọn đường khác đi để tránh đối mặt với đám rước dâu khác. Và đối với người Hoa rước dâu không đúng giờ cũng là một trong những điều cấm kỵ trong đám cưới nhất.

NHỮNG ĐIỀU CẤM KỴ TRONG ĐÁM CƯỚI NGƯỜI HOA

Giường cưới

Tất cả mọi thứ vật dụng có trên giường cưới như chăn mới, gối mới, giường mới đều sẽ được chuẩn bị và trải sạch sẽ  trước đêm tân hôn. Đặc biệt chúng phải đều là đồ mới. Chú rể không được ngủ một mình trên giường mới. Vì nó sẽ khiến cuộc hôn nhân sau này nạn nứt, cuộc sống dễ đơn độc. Nếu không có chỗ để nghỉ ngơi thì chú rể nên tìm một thanh niên để ngủ cùng.

-> Xem thêm: Top những điều kiêng kỵ trước và trong đám cưới cho các cặp đôi

-> Xem thêm: Bà bầu có nên đi đám cưới không? – Kiêng kỵ gì không?

Màu sắc của các vấn đề trang trí

Trong đám cưới hiện đại, mọi người thích sử dụng các màu sắc khác nhau để phù hợp với các chủ đề khác nhau. Tuy nhiên, màu sắc an toàn nhất để sử dụng trong đám cưới là màu đỏ. Đó có thể là khăn trải bàn màu đỏ, biểu tượng hạnh phúc lứa đôi, bộ chăn ga gối đệm và bất kỳ thứ gì khác mà bạn có thể nghĩ ra. Ngoài màu đỏ, vàng và tím cũng là những lựa chọn tốt.

Màu trắng, xanh lam, xanh lục là những màu tang tóc không nên dùng để trang trí tiệc cưới. Hoa cúc trắng hoặc vàng nhạt thường được dùng trong đám tang hoặc viếng mộ tổ tiên và không nên dùng trong đám cưới.

Không thực hiện phong tục chải đầu trước khi xuất giá

Chải đầu cho cô dâu trước khi xuất giá là một phong tục truyền thống lâu đời của người Hoa ở Sài Gòn. Chải đầu trước ngày cưới được xem như là một bước ngoặc mới trong đời của các cô gái người Hoa. Sau khi hoàn thành nghi thức chải đầu xem như cô gái đó đã nhận được những ước nguyện và mong muốn tốt đẹp của cha mẹ.

Khác với kiểu chải đầu cho gọn gàng mái tóc hay gỡ tóc rối bình thường, chải đầu xuất giá của người Hoa được chải 3 lần. Mỗi 1 lần chải đầu mang 1 ý nghĩa khác nhau.

– Lần chải đầu tiên được gọi là: “Một chải chải đến đuôi” mang ý nghĩa có đầu có đuôi, thuận lợi mọi chuyện

– Lần chải thứ hai được gọi là: “Hai chải răng long đầu bạc” mang ý nghĩa cô dâu và chú rể sau khi kết hôn sẽ bên nhau dài lâu cho đến khi già.

– Lần chải thứ ba được gọi là: “Ba chải con cháu đầy đàn” mang ý nghĩa mong muốn cô dâu và chú rể sẽ sớm có con cái và có càng nhiều con thì càng tốt

Nếu không thực hiện nghi thức chải đầu trước ngày xuất giá, cô dâu xem như không nhận được những lời chúc phúc vô cùng yêu thương của cha mẹ và người nhà. Chính vì thế mà người Hoa kiêng kỵ đám cưới không thực hiện phong tục chải đầu trước khi xuất giá.

Trên đây là những điều cấm kỵ trong đám cưới người Hoa mà các bạn nên tìm hiểu. Kim Ngọc Thủy mong rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về đám cưới của người Hoa nhé!

Hỗ Trợ Tư Vấn

Cảm ơn

Đã gửi thông tin thành công. Chúng tôi sẽ sớm liên hệ với bạn!