NGHI THỨC CẮT BÁNH KEM CƯỚI LÀ GÌ, BẠN BIẾT CHƯA?

Đám cưới là chuyện trọng đại trong đời mỗi người, nhưng bạn có biết rằng mỗi phong tục, mỗi nghi thức trong đám cưới đều mang ý nghĩa đặc biệt, thiêng liêng không? Hãy đến với bài viết này của Kim Ngọc Thủy để biết thêm về nghi thức cắt bánh kem cưới nhé!

NGHI THỨC CẮT BÁNH KEM CƯỚI LÀ GÌ, BẠN BIẾT CHƯA?

 

Nguồn gốc bánh kem cưới

Từ thời Đế chế La Mã là lần đầu tiên bánh cưới xuất hiện. Bánh cưới lúc đó được xem là một khối bánh bằng bột mì, hay bánh cookie xếp chồng và vị không ngọt. Trong nghi lễ của đám cưới, chú rể và cô dâu sẽ cùng nhau cắt chiếc bánh, hình ảnh này tượng trưng cho sự đồng lòng, luôn bên cạnh nhau và chia sẻ mọi việc trong cuộc sống hôn nhân sắp tới. Sau đó, chiếc bánh sẽ được chú rể bẻ vụn và ụp lên đầu cô dâu. Theo thời gian, đây bị xem là một hành động không đẹp mắt và có phần “bạo lực” với cô dâu nên đã dần được thay đổi.

Một thời gian sau, chiếc bánh cưới được người Anh biến tấu thành một chiếc bánh nhân nho, nhân hạnh nhân nhỏ xinh. Ngoài ra, mỗi vị khách tham dự sẽ tặng bánh cho cặp đôi. Cuối lễ cưới, những chiếc bánh được bày trí thành nhiều tầng cao và thử thách cô dâu chú rể phải hôn nhau qua chồng bánh đó.

Thế kỷ 19, bánh cưới bắt đầu định hình và xem là một phần không thể thiếu trong các lễ cưới. Hình ảnh quen thuộc về chiếc bánh cưới hình tháp chuông của thánh đường St. Bride’s Church ở London, được sáng chế từ một đầu bếp ẩn danh người Pháp. Cũng từ đây, bánh cưới có màu trắng, tượng trưng cho sự trong trắng, thuần khiết.

NGHI THỨC CẮT BÁNH KEM CƯỚI LÀ GÌ, BẠN BIẾT CHƯA?

Ý nghĩa bánh kem cưới là gì?

Ngày nay, những chiếc bánh kem đám cưới không đơn thuần là vật phẩm trang trí, mà còn thể hiện được phần nào cá tính của cô dâu, chú rể. Nó là biểu tượng cho sự sang trọng, hy vọng về một tương lai hạnh phúc, đủ đầy và trọn vẹn.

Ngoài ra, nghi thức cắt bánh cưới cùng nhau của cả hai cũng tượng trưng cho sự đồng lòng, một lời thề nguyện sắt son, mãi bên nhau. Sẽ đồng hành và sẻ chia cùng nhau, vượt qua mọi khó khăn, trắc trở trong cuộc sống sắp tới.

NGHI THỨC CẮT BÁNH KEM CƯỚI LÀ GÌ, BẠN BIẾT CHƯA?

Bánh kem cưới bao nhiêu tầng?

Thông thường, bánh cưới có khoảng 1 – 3 tầng là tối đa, nhưng cũng có những bánh cưới 6 – 7 tầng, tùy thuộc vào sở thích và quan điểm của bạn. Trên thực tế, khi bạn tổ chức tại các nhà hàng, bạn có thể làm những chiếc bánh 6 – 7 tầng, nhưng 6 tầng bánh giả và 1 tầng bánh thật, điều này giúp bạn tiết kiệm chi phí và tránh lãng phí.

-> Xem thêm: Bật mí ý nghĩa những loài hoa trong đám cưới

-> Xem thêm: Tại sao trong đám cưới Việt Nam lại có mâm trầu cau

NGHI THỨC CẮT BÁNH KEM CƯỚI LÀ GÌ, BẠN BIẾT CHƯA?

Nghi thức cắt bánh cưới là gì?

Trong hầu hết các đám cưới ngày nay, cô dâu chú rể sẽ đều có một nghi thức là cắt bánh cưới. Khi chiếc bánh được mang ra trong buổi tiệc cưới, cô dâu và chú rể đều sẽ cùng ước nguyện cho tình yêu cả hai người, sau đó thổi nến và cùng cầm dao cắt bánh.

Hình ảnh cô dâu và chú rể cùng nhau cắt bánh mang ý nghĩa đồng lòng, chung tay chung sức làm mọi việc và kể từ giây phút này họ chính thức trở thành vợ chồng đồng cam cộng khổ, vui vẻ cùng nhau, bệnh tật cũng không xa rời.

Tại địa điểm tổ chức tiệc cưới, cô dâu chú rể sẽ cùng nhau ăn miếng bánh đầu tiên. Nghi thức cắt bánh kem cưới này thể hiện ý nghĩa chia sẻ cay đắng ngọt bùi cùng nhau.

NGHI THỨC CẮT BÁNH KEM CƯỚI LÀ GÌ, BẠN BIẾT CHƯA?

Tại sao phải có nghi thức cắt bánh kem cưới?

Những khoảnh khắc cắt bánh cưới thường được ghi lại trong những album ảnh, để về sau người ta thường nhìn ngắm lại thời điểm đáng yêu này.

Trong hầu hết các đám cưới, khi tham dự bạn sẽ thấy nghi thức cắt bánh kem sau khi cô dâu và chú rể ước nguyện cho tình yêu của hai người, sau đó thổi nến, cùng nhau cầm dao và cắt bánh.

Hình ảnh cô dâu và chú rể cắt bánh, sau đó cùng ăn một miếng bánh nhỏ trên lễ đường thể hiện cho sự đồng lòng, từ nay về sau sẽ chung tay, chung sức cùng làm mọi việc và chính thức trở thành vợ chồng đồng cam cộng khổ, san sẻ ngọt bùi, bệnh tật cũng không xa rời.

Chỉ với một hành động nhỏ, có thể thấy việc cắt bánh kem trong lễ cưới thật sự mang ý nghĩa lớn đối với các cặp đôi phải không nào. Trong hôn lễ, không thể thiếu chiếc bánh hấp dẫn, phù hợp với sở thích của cặp đôi mà còn cần phải phù hợp với chủ đề, màu sắc của lễ cưới.

Phân biệt bánh kem và bánh cưới truyền thống

Ngày nay khi nhắc đến “bánh cưới” đa phần mọi người sẽ hiểu nhầm hoặc phân vân giữa hai loại bánh là bánh kem và bánh cưới truyền thống. Hai loại này đều là món bánh sẽ xuất hiện trong hôn lễ nhưng lại có đôi nét khác nhau, cùng tìm hiểu sự khác biệt nhé!

– Bánh cưới truyền thống sẽ được dâng lên trong lễ ăn hỏi (ngày đính hôn) cùng dàn tráp lễ. Còn bánh kem sẽ có mặt trong ngày đãi tiệc, được phục vụ cho nghi lễ cắt bánh rót rượu.

– Số lượng bánh cưới truyền thống trong một tráp lễ luôn là số chẵn tượng trưng sự đủ đầy, cân bằng âm dương. Bánh kem trong tiệc cưới thường có 3 tầng thể hiện sự hoành tráng, là biểu trưng ý nghĩa cho câu “thiên thời, địa lợi, nhân hoà” hoặc “phúc, lộc, thọ” theo văn hóa người Việt.

– Bánh cưới mang vẻ đẹp truyền thống Á Đông được lưu giữ qua nhiều thế hệ con cháu. Trong khi đó, bánh kem lại mang nét hiện đại, có nguồn gốc từ nghi lễ cắt bánh từ phương Tây.

– Bánh kem là bữa ăn đầu tiên trong cuộc sống hôn nhân của cô dâu và chú rể dùng để nếm trải vị ngọt ngào, mềm mại cho cuộc sống hôn nhân thêm gia vị hạnh phúc. Nhưng bánh cưới truyền thống tượng trưng cho niềm vui nên sau lễ sẽ được phân phát cho người thân bạn bè. Cô dâu chú rể thường sẽ không ăn bánh hỷ.

Mỗi loại bánh sẽ có nét đặc trưng riêng. Do đó, các đôi uyên ương hãy chú ý các điểm khác biệt nêu trên để không bị nhầm lẫn hai loại bánh này trong hôn lễ của mình nhé.

Hỗ Trợ Tư Vấn

Cảm ơn

Đã gửi thông tin thành công. Chúng tôi sẽ sớm liên hệ với bạn!