Chắc khá nhiều bạn đã được nghe câu “Nam tả Nữ hữu” từ người này, người kia. Vậy “Nam tả Nữ hữu” là như thế nào? Cho ta biết điều gì? Hãy cùng đến với bài viết này của Kim Ngọc Thủy để tìm hiểu nhé!
Khái niệm về Nam tả và Nữ hữu
Nam Tả – Nữ Hữu có nghĩa là hữu tức là bên phải, tả là trái, quy tắc này bắt nguồn từ xa xưa theo truyền thuyết thủy tổ Bàn Cổ của người Trung Hoa biến thành tiên.
Câu nói nam tả nữ hữu theo cơ sở khoa học nó liên quan chặt chẽ với thuyết âm dương trong triết học Trung Hoa. Âm dương là hai mặt đối lập với nhau tạo sự khởi đầu cho mọi sự sống, dựa theo thuyết này thì đàn ông là dương, đàn bà là âm.
Theo lý giải dân gian
Theo dân gian, nam tả nữ hữu là quan niệm bắt nguồn từ truyền thuyết thuỷ tổ Bàn Cổ của người Trung Hoa phi thăng thành tiên. Sau đó, các bộ phận trên thân thể ông hóa thành sông núi, đất trời, mặt trời, mặt trăng cùng vạn vật sinh linh.
Trong đó, mắt trái hoá thành Thần Mặt Trời, còn mắt phải hóa thành Thần Mặt Trăng. Do đó bên trái là dương, tương ứng với đàn ông; còn bên phải là âm, tương ứng với phụ nữ.
Theo cơ sở khoa học
Ngày nay, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng nam tả nữ hữu không hẳn là một quan niệm dân gian mà nó xuất phát từ cơ sở khoa học của hai quy luật:
– Quy luật Tâm lý giới tính
– Quy luật Sinh lý của con người.
Theo quy luật Tâm lý giới tính thì khi đi ngủ, nếu người vợ nằm bên trái và gối đầu lên tay phải của người chồng thì sẽ cảm thấy an tâm và có giảm giác an toàn, được che chở, bảo bọc hơn. Còn về phía người chồng sẽ thấy hãnh diện và tự hào vì là người chở che vợ.
Còn theo quy luật Sinh lý, thì khi đi ngủ nếu người chồng nằm ở bên trái và để vợ nằm ở bên phải mình thì việc hô hấp sẽ dễ dàng hơn, thức ăn trong dạ dày đi xuống ruột non cũng thuận lợi hơn. Đồng thời, ở tư thế này người chồng cũng duy trì được lâu hơn. Còn nếu người chồng nằm nghiêng về phía bên phải vợ thì sẽ rất khó duy trì được lâu do tim bị chèn ép.
Nguồn gốc của câu nói Nam tả Nữ hữu
Nguồn gốc của câu nói “nam tả nữ hữu” được cho rằng xuất phát từ một truyền thuyết của Trung Quốc cổ xưa, kể rằng khi Bàn Cổ khai thiên lập địa thì những bộ phận trên thân thể của ông đã hóa thân thành mặt trăng, mặt trời, đất đai, bầu trời, sông núi cùng với vạn vật. Trong đó thần mặt trời được hóa thân từ mắt trái, thần mặt trăng hóa thân từ mắt phải. Vậy nên thuyết âm dương của Đạo Gia được bắt đầu tư quan niệm lấy mặt trời là dương, mặt trăng là âm, sau đó dần mở rộng ra nhiều sự vật khác.
Âm dương được coi như hai mặt đối lập của nhau nhưng lại cùng tồn tài và hòa hợp tạo nên thể thống nhất, cân bằng và tạo nên khởi đầu cho sự khởi đầu của muôn loài trong vũ trụ. Từ quan niệm âm dương này cổ nhân phân chia: trên, bên trái, nam là dương; dưới, bên phải, nữ là âm. Người có tính dương thì sẽ kiên cường, mạnh mẽ hơn còn người có tính âm thì ôn hòa và nhu mì hơn.
-> Xem thêm: Tuổi xung khắc là gì? Có nên lấy nhau hay không?
-> Xem thêm: Tướng phu thê là gì? Có nên tin không? Cách nhận biết tướng phu thê
Nam tả Nữ hữu trong đời sống văn hóa của người Việt
Trong việc cưới hỏi
Nguyên tắc nam tả nữ hữu còn thường thấy trong việc cưới hỏi, khi cô dâu chú rể làm lễ. Dù ở bàn thờ gia tiên hay trong lễ đường thì chú rể đều sẽ đứng bên trái, còn cô đứng bên phải. Đây là nghi thức mà bất kỳ cặp đôi nào khi về chung một nhà cũng nên thực hiện đầy đủ. Nếu những người trẻ còn nhiều bỡ ngỡ không biết đến quy tắc này thì sẽ được người lớn trong nhà nhắc nhở.
Trong đời sống vợ chồng
Nguyên tắc này thường được xuất hiện trong đời sống vợ chồng. Do đó, trong đời sống vợ chồng, lúc ngủ chồng nằm bên trái, vợ nằm bên phải thì hô hấp sẽ thông suốt hơn, đồng thời việc tiêu hóa thức ăn trong dạ dày vào ruột non sẽ tốt hơn.
Người chồng nằm bên trái sẽ nằm tư thế thoải mái hơn, giữ được lâu hơn. Người vợ cảm thấy mình được bảo vệ tốt hơn. Nếu ngược lại, chồng nằm bên phải do tính chủ động sẽ nghiêng qua bên trái để ôm vợ. Tuy nhiên, người đàn ông ngủ tư thế này tim sẽ bị ép, không nằm lâu được vì không thoải mái. Vì vậy, tốt nhất vẫn nên ưu tiên cho đàn ông nằm bên trái.
Quy tắc nam tả nữ hữu còn thường gặp trong đám cưới, khi cô dâu chú rể bước tới thành lễ, chú rể đứng bên trái, cô dâu bên phải dù là bàn thờ gia tiên hay lễ đường. Đó là nghi thức mà cặp đôi nào khi về chung nhà cũng thực hiện đầy đủ.
Nếu vợ chồng quá bỡ ngỡ cũng được nhắc nhở từ những người lớn và anh thợ quay phim hay người dẫn chương trình buổi lễ,… vì họ nắm chắc nghi thức này. Khi đứng ngược lại, cặp đôi sẽ có cái gì đó rất thiếu hài hòa.
Bài viết trên là một vài khái niệm và ứng dụng của câu “Nam tả Nữ hữu” trong đời sống. Kim Ngọc Thủy qua bài này sẽ giúp các cặp đôi hiểu hơn về câu nói này nhé!