Một số  điều kiêng kỵ trong đám cưới cần lưu ý

Đám cưới là chuyện hệ trọng cả đời của những cặp đôi nam nữ. Sau đây là một số điều kiêng kỵ trong đám cưới mà những cặp đôi đang có ý định kết hôn cần đặc biệt lưu ý.

Kiêng tổ chức đám cưới khi nhà đang có tang

 ngay-chung-doi

Đám cưới cần kiêng kị nhiều điều để không làm ảnh hưởng đến đôi trẻ

Đám cưới là việc vui, là đại sự của cả gia đình nên khi nhà vừa mới có người qua đời thường phải hoãn lại. Theo quan niệm dân gian thì con cái phải để tang cha mẹ 3 năm, cháu phải để tang ông bà 1 năm, ngoài ra cũng có thời hạn cụ thể dành cho các thành viên khác trong gia đình.

Kiêng đám cưới khi chưa làm lễ ăn hỏi

Theo quan niệm, khi tổ chức đám cưới vẫn phải có đầy đủ lễ dạm ngõ, ăn hỏi, lễ cưới, lại mặt, lễ nạp cheo. Tại nhiều vùng và gia đình đã lược giản lễ dạm ngõ và lễ nạp cheo nhưng vẫn không thể thiếu được lễ ăn hỏi trước khi làm lễ cưới. Lễ ăn hỏi được tổ chức để thể hiện sự tôn trọng nhà gái, thông báo rộng rãi với bà con là cô gái đã được nhà trai cưới hỏi một cách đường hoàng và trang trọng.

Kiêng cưới vào ngày, tháng không tốt

khi-hai-ta-chung-mot-nha

Kiêng cưới hỏi vào những ngày tháng không tốt

Một điều kiêng kỵ trong đám cưới cần lưu ý nữa là cần kiêng cưới vào những ngày, tháng không tốt. Việc xem ngày tháng cưới hỏi tốt thường được những bậc cao niên, có kinh nghiệm và kiến thức về phong thủy xem xét. Ngày đẹp để tổ chức cưới thường là ngày hoàng đạo, nên tránh những ngày tam tai, sát chủ, ngày rằm…

Kiêng làm vỡ, bể đồ đạc trong đám cưới

Một trong những điều kiêng kị trong đám cưới là kiêng làm vỡ, làm bể đồ đạc. Ngày cưới thường đông người, gia chủ thường không lo chu toàn được mọi việc nên việc đổ vỡ là điều có thể xảy ra. Tuy nhiên nên chuẩn bị kỹ càng để hạn chế tối đa việc đổ vỡ vì theo quan niệm của người xưa đây là điềm không tốt cho đôi trẻ.

Trong ngày cưới, kiêng kị nhất là làm vỡ gương, vỡ cốc hoặc gãy đũa vì theo quan niệm thì những việc này sẽ làm cho vợ chồng bất hòa, đổ vỡ, chia ly nên phải mời thầy hoặc làm lễ giải hạn.

Kiêng mẹ đưa con gái về nhà chồng

Theo quan niệm của người xưa, nước mắt biệt ly trong ngày cưới mang đến nhiều điều không tốt nên thường không cho người mẹ đưa tiễn con gái về nhà chồng. Các cô dâu khi ra khỏi nhà cũng không được khóc và không được ngoái nhìn lại. Ngày nay tuy không còn cảnh mẹ con bịn rịn, khóc lóc trong ngày cưới nhưng nhiều gia đình vẫn giữ vững phong tục kiêng kỵ trong đám cưới này.

Bài viết này do cửa hàng nhẫn cưới  KIM NGỌC THỦY tổng hợp trên internet vềvà chia sẻ cho mọi người cùng đọc để bổ trợ thêm những kiến thức về tình yêu hôn nhân và gia đình, thấy hay thì chia sẻ nha mọi người.

Hỗ Trợ Tư Vấn

Cảm ơn

Đã gửi thông tin thành công. Chúng tôi sẽ sớm liên hệ với bạn!