Lễ vật đám cưới là nét đẹp truyền thống trong văn hóa cưới hỏi ở Việt Nam. Trong đám cưới nhất định không thể thiếu những món sính lễ cưới mà nhà trai mang sang để hỏi cưới nhà gái. Cùng Kim Ngọc Thủy tìm hiểu lễ vật đám cưới đầy đủ gồm những gì? Lưu lại để chuẩn bị đám cưới thật kỹ lưỡng và chỉnh chu nhé!
Ý nghĩa của lễ vật đám cưới của người Việt
Theo quan niệm từ xưa đến nay của ông bà ta, cưới xin là một trong ba việc lớn nhất của đời người (sự nghiệp, xây nhà và cưới vợ). Khi nhà trai đến xin cưới, nếu nhà gái đồng thuận hôn sự thì sẽ trả lời đồng ý kèm việc “thách cưới”. Thách cưới ở đây là nhà gái yêu cầu nhà trai chuẩn bị các mâm lễ vật, bao gồm: trà rượu, trầu cau, bánh trái, heo gà, trang phục, trang sức cho cô dâu và tiền mặt. Mỗi mâm quả mang theo những ý nghĩa chứ không phải chuẩn bị tùy ý. Tóm lại, các mâm quả trong ngày cưới mang lại những ý nghĩa:
– Thể hiện sự bền chặt sâu sắc giữa cặp đôi.
– Mong có sự ngọt ngào, no đủ trong cuộc sống vợ chồng.
– Mong cuộc sống lúc nào cũng tươi vui, ấm cúng.
– Cầu mong cuộc sống bình yên, son sắt.
Tuy khá tâm linh, được truyền qua nhiều đời nhưng đó vẫn là điều đáng trân trọng. Những lễ vật này nhằm mang ý nghĩa xác nhận việc kết nối hôn nhân giữa hai bên gia đình.
Lễ vật là một phần quan trọng trong đám cưới
Cần chuẩn bị bao nhiêu mâm quả sính lễ?
Tùy theo mỗi vùng miền văn hóa khác nhau và điều kiện kinh tế của mỗi nhà mà sẽ chọn lựa về số mâm quả sính lễ cưới phù hợp.
– Phong tục miền Bắc: 3 – 5 – 7 – 9 – 11 mâm quả.
– Phong tục miền Nam: 4 – 6 – 8 – 10 mâm quả.
– Phong tục miền Trung: 5 – 7 – 9 – 11 mâm quả.
Thông thường, số mâm quả sính lễ cưới được xem là đầy đủ bao gồm:
– Trầu cau.
– Trà, rượu, nến đỏ.
– Mâm bánh ăn hỏi.
– Trái cây.
– Mâm xôi gấc.
– Mâm gà/heo quay.
– Tiền đen (tiền nạp tài).
– Vàng cưới.
Tùy theo điều kiện mà nhà trai có thể chuẩn bị thêm những mâm quả khác như: trang phục, trang sức cho cô dâu,…
Trọn bộ 8 món lễ vật đám cưới
Tiền đen – không thể thiếu trong sính lễ cưới
Khi chuẩn bị đám cưới, không ít nhà trai đã bỏ sót sính lễ cưới này. Tiền đen hay còn được gọi là phong bì tiền hay lễ đen, lễ nạp tài, là món sính lễ cưới tượng trưng cho việc thách cưới của nhà gái đối với nhà trai.
Bên cạnh đó, tiền đen còn được coi là món quà thay cho lời cảm ơn, biết ơn của nhà trai dành cho nhà gái khi đã chăm sóc và nuôi dưỡng cô dâu và giờ đây trở thành vợ, con dâu của gia đình nhà trai.
Thông thường, tiền đen sẽ được đặt chung với mâm trầu cau, hoặc để riêng ở một mâm khác khi nhà trai mang sang nhà gái trong ngày rước dâu. Số tiền nạp tài tùy theo tài chính nhà trai hoặc thách cưới của nhà gái. Phong bì đó có thể là 5, 10, 20 hoặc lên đến vài chục triệu. Hiện nay, cũng có nhiều gia đình không thách cưới cũng như không đề cập đến lễ đen. Tuy nhiên, lễ vật này mang nhiều ý nghĩa, do vậy nhà trai nên chủ động dựa vào điều kiện gia đình để bày tỏ tấm lòng với nhà gái.
Lễ nạp tài
Vàng cưới là sính lễ cưới không thể thiếu
Bộ vàng cưới là một truyền thống trong đám cưới. Vàng cưới là quà tặng làm của hồi môn mà nhà trai lẫn nhà gái chuẩn bị cho cô dâu. Bộ vàng cưới gồm dây chuyền vàng, kiềng vàng, lắc tay, đôi hoa tai.
Mâm trầu cau – Sính lễ cưới cơ bản nhất
Nói đến sính lễ cưới truyền thống của Việt Nam, chắc hẳn cặp đôi nào cũng sẽ nghĩ ngay đến khay trầu cau đúng không. Trầu cau mang ý nghĩa gắn bó và thủy chung, được khắc họa bởi hình ảnh dây trầu xanh tốt quấn chặt lấy cây cau đang vươn mình đón nắng gió. Trầu và cau hòa quyện với nhau tạo nên một màu đỏ thắm với ý nghĩa tượng trưng cho sự sắc son và mặn nồng của đôi vợ chồng mới cưới.
Mâm trà, rượu và nến đỏ
Mâm trà rượu và nến là lễ vật đám cưới để dâng lên ông bà tổ tiên, thể hiện lòng thành kính và biết ơn của những thế hệ sau. Đồng thời, món sính lễ cưới này là cầu nối để ông bà hai họ chứng giám cho mối lương duyên của con cháu trong ngày trọng đại nhất, cũng như chính thức thông báo thành viên mới của hai họ.
Cô dâu và chú rể phải tự tay đốt nến và cùng nhau đặt lên chân đèn trên bàn thờ. Khi nến đỏ được thắp lên để bắt đầu những nghi thức cần có trong buổi lễ đón dâu. Sau khi nghi lễ hoàn tất, đèn sẽ được tắt lửa và cất lại vào hộp, để trên bàn thờ, gìn giữ trong suốt nhiều năm về sau.
Mâm quả trà rượu, nến – minh chứng cho tình yêu
Mâm bánh
Các loại bánh được chuẩn bị trong mâm lễ vật thường là bánh phu thê (hay còn gọi là su sê). Có thể là bánh in, bánh pía và bánh cốm đậu xanh, tùy vùng miền. Mâm bánh thường là những loại bánh ngọt với ý nghĩa mong muốn đôi vợ chồng son sẽ luôn ngọt ngào như chính hương vị của từng chiếc bánh.
Mâm xôi gà
Xôi trong mâm sính lễ thường là xôi gấc, được nấu bởi những hạt nếp dẻo và ngon nhất. Có thể đặt thêm một con gà luộc trong mâm, bên trên phần xôi gấc. Mâm xôi trong quan niệm của người xưa là vật tượng trưng cho sự ấm no, sung túc và đủ đầy. Với màu đỏ đặc trưng và tự nhiên của gấc, xôi còn thể hiện mong muốn mọi sự may mắn sẽ đến với cặp vợ chồng mới cưới.
Mâm trái cây
Mâm trái cây với những loại quả tươi ngon và căng mọng như táo, lê, nho, cam, xoài… cũng là một phần không thể thiếu trong lễ vật đám cưới. Trái cây có thể được dâng hương cho tổ tiên cùng với rượu và trà để chứng giám cho sự chân thành của đôi uyên ương dành cho nhau.
Trái cây là món quà từ thiên nhiên, là kết tinh của sự sống và tình yêu thương mà đất mẹ dành cho cây cối. Vậy nên, mâm trái cây còn thể hiện mong ước cho tình yêu và cuộc sống hôn nhân của đôi vợ chồng sẽ luôn ngọt ngào và sớm tạo “trái ngọt”.
Mâm quả cưới trái cây – tình yêu và hôn nhân ngọt ngào
Mâm heo quay
Mâm heo quay mang ý nghĩa vô cùng dễ thương, đó là chúc phúc cho cô dâu chú rể nhanh chóng phát tài và sớm có con.
Với một số gia đình điều kiện khá giả mà họ sẽ đem đa dạng lễ vật qua hỏi cưới cô dâu. Điều này không nhất thiết bởi chỉ cần đủ những mâm quả truyền thống và theo như sự thống nhất giữa hai bên gia đình. Quan trọng vẫn là tình yêu và sự hạnh phúc của cô dâu chú rể trong hôn nhân sau này.
90% cặp đôi uyên ương đã gặp nhiều khó khăn, thử thách trong quá trình tổ chức đám cưới. Kể từ khi Sổ tay cưới xuất hiện, mọi khó khăn đều được giải quyết chỉ trong “1 nốt nhạc”. Sổ tay cưới gồm những thông tin khái quát về những nghi lễ cưới cần chuẩn bị, hướng dẫn chi tiết về lên ngân sách cưới cũng như ghi chú rõ ràng để tiết kiệm ngân sách, lập to do list & timeline rõ ràng nhất, liệt kê một loạt danh sách các công việc đã được sắp xếp sẵn, lập sẵn bảng ngân sách dự trù theo từng mục rõ ràng, những mẹo để tổ chức đám cưới hoàn hảo,…
Sở hữu ngay để tổ chức một đám cưới trong mơ!