Đám hỏi cần chuẩn bị gì? Đây chắc là câu hỏi mà nhiều cặp đôi đang chuẩn bị cho ngày trọng đại thường hỏi. Vậy thì đám hỏi cần chuẩn bị gì, nhà trai chuẩn bị những gì, nhà gái phải làm như thế nào? Hãy đọc ngay bài viết này của Kim Ngọc Thủy để biết thêm nhé!
Lễ ăn hỏi là lễ gì?
Lễ ăn hỏi là gì? hay Đám hỏi là gì? Lễ ăn hỏi hay là buổi lễ thứ hai được tổ chức sau lễ chạm ngõ và trước lễ thành hôn trong nghi thức hôn nhân. Trong buổi lễ này, nhà trai mang lễ vật đến xin hỏi cô gái về làm dâu nhà mình. Đây được xem như là dịp chính thức để thông báo về hôn nhân của đôi trẻ đến họ hàng, đánh dấu bước ngoặt trong mối quan hệ giữa hai nhà.
Thông thường, lễ ăn hỏi sẽ được tổ chức trước ngày cưới khoảng 1 tháng hoặc 1 năm. Tuy nhiên, để đơn giản hóa các nghi thức và tiết kiệm chi phí, nhiều gia đình hiện nay tổ chức lễ ăn hỏi chỉ cách lễ thành hôn 1 ngày hoặc cách vài giờ.
Nhiều người thắc mắc lễ ăn hỏi và lễ đính hôn có khác nhau không, tại sao lại có hai tên gọi như vậy? Thực chất, hai nghi lễ ăn hỏi và đính hôn đều có cùng một nhiệm vụ, không khác gì về bản chất hay ý nghĩa. Tuy nhiên, theo văn hóa vùng miền, người miền Bắc gọi nghi lễ này là ăn hỏi, còn người miền Nam gọi là lễ đính hôn.
Về hình thức tổ chức, buổi lễ ở miền Nam diễn ra dưới hình thức thân mật hơn như buổi gặp mặt, ăn uống, giao lưu giữa hai bên gia đình, không có nghi thức cưới hỏi long trọng.
Ý nghĩa của đám hỏi là gì?
Đám hỏi chính là bước khởi đầu trong quá trình về chung một nhà của cô dâu và chú rể. Đây cùng chính là dịp để 2 bên gia đình có thể thể hiện thành ý, mục đích với nhau, đồng thời báo cáo với tổ tiên, các bậc bề trên về mối nhân duyên và xin các bậc bề trên, ông bà, tổ tiên tác thành, phù hộ cho việc trọng đại diễn ra thuận lợi, cho cặp đôi được hạnh phúc bền lâu.
Ngoài ra, lễ ăn hỏi cũng thể hiện sự chu đáo, thành ý và sự tôn trọng của nhà trai dành cho nhà gái cũng như với người con dâu tương lai của gia đình, đồng thời thể hiện lòng biết ơn với nhà gái đã có công sinh thành, dưỡng dục để cô dâu trở thành dâu con của họ.
Đám hỏi cần chuẩn bị gì?
Những việc mà nhà trai phải chuẩn bị
Do sự kiện được diễn ra bên nhà gái, nên nhà trai không cần phải chuẩn bị cổng hoa hay sửa soạn trang trí gia tiên. Tuy nhiên, số lượng công việc của nhà trai cũng vô cùng nhiều, như:
– Lau dọn bàn thờ ông, bà
– Chuẩn bị danh sách khách mời tham dự
– Tìm người chủ hôn để nói chuyện trong đám
– Chuẩn bị trang phục làm lễ
– Chuẩn bị mâm quả, sính lễ trong đám hỏi
– Chọn lựa mua nhẫn đính hôn
– Chuẩn bị tiền nạp tài đám hỏi
– Tìm người bưng quả
– Chuẩn bị các phương tiện di chuyển
– Quay phim và chụp hình
– Chuẩn bị các phong bao lì xì cho đội bưng quả
Những việc mà nhà gái phải chuẩn bị
Hầu hết, buổi lễ sẽ được diễn ra tại nhà gái, vì vậy nhà gái cần phải chuẩn bị tươm tất và đầy đủ để tiếp đón nhà trai sang hỏi. Một số công việc cần làm như:
– Sửa sang và dọn dẹp nhà cửa
– Lau dọn sạch sẽ bàn thờ ông, bà
– Lên danh sách người tham dự
– Tìm người làm chủ hôn bên phía nhà gái
– Chuẩn bị trang phục đám hỏi cho nhà gái
– Tìm đội ngũ trang điểm cho cô dâu và người nhà
– Trang trí đám hỏi
– Tìm người bưng quả cho nhà gái
– Đãi tiệc vào ngày đám hỏi
Mâm quả cưới miền Nam gồm những gì?
Đám cưới miền Nam thường có 6 mâm quả. Vì số 6 là con số may mắn tượng trưng cho tài lộc. Đồng thời tùy điều kiện kinh tế và phong tục tập quán mà các lễ vật trong mâm có thể khác nhau. Mâm quả cưới 6 quả thường gồm: trầu cau, trà rượu, bánh phu thê (hoặc bánh cưới), xôi gấc, hoa quả, heo quay.
Tại sao số mâm quả cưới 6 quả hoặc 8 quả
Đám cưới hỏi chắc chắn luôn phải có cặp có đôi. Do đó các số chẵn là số mà người miền Nam xem là có ý nghĩa. Theo phát âm tiếng Hán, 6 là lục. Bởi thế khi nghe sẽ rất giống với từ lộc. do đó số 6 mang ý nghĩa lộc đến nhà. Và đây là lý do mâm quả cưới hỏi miền Nam thường 6 mâm.
Đồng thời tương tự là số 8 phát âm tiếng Hán là bát, giống với phát. Do đó số 8 mang ý nghĩa phát đạt phát tài. Từ đó 6 với 8 mâm quả thường được chọn.
-> Xem thêm: Những điều cần thống nhất trước khi kết hôn
-> Xem thêm: Có nên kết hôn khi dính năm phạm thái tuế
Ý nghĩa mâm quả cưới ở miền Nam
Cũng giống như các miền khác, mâm quả đám cưới ở miền Nam cũng có chung một ý nghĩa. Cầu mong sự sung túc, trọn vẹn và hạnh phúc cho đôi bạn trẻ. Cùng tìm hiểu mâm quả đám cưới miền Nam gồm những gì và ý nghĩa của chúng nhé.
– Mâm trầu cau: dây trầu quấn quanh thân cau là biểu trưng cho tình nghĩa vợ chồng. Keo sơn bền chặt, thể hiện sự gắn kết, thuỷ chung trọn đời. Chính vì thế trầu cau là lễ vật cực kỳ quan trọng trong mâm quả cưới.
– Mâm trà rượu: thể hiện lòng thành kính dâng lên tổ tiên dòng họ. Đó cũng là lời báo hỷ, cầu mong tổ tiên chứng giám và chúc phúc cho con cháu.
– Mâm bánh phu thê: là tượng trưng cho đất trời, âm dương. Âm dương hòa hợp sẽ mang sự ấm êm, thuận hòa và hạnh phúc. Vị ngọt của bánh cũng mang thông điệp cầu mong những điều ngọt ngào nhất cho cặp vợ chồng.
– Mâm xôi gấc: mang ý nghĩa là sự no ấm và đầy đủ. Màu đỏ của gấc được xem là may mắn và cuộc sống sung túc nhất.
– Mâm trái cây: có ý nghĩa là sự tươi mới, ngọt ngào trong đời sống hôn nhân. Mâm quả cưới gồm các loại trái cây đặc trưng miền Nam. Với màu sắc đa dạng, như cuộc sống nhiều cung bậc cảm xúc trong hôn nhân.
– Mâm heo quay: thể hiện cho vị mặn trong cuộc sống. Tất cả mọi cung bậc cảm xúc của đời sống hôn nhân đều gửi gắm trong mâm quả cưới. Không chỉ có ngọt ngào mà còn những cay đắng, giận hờn. Đó cũng là thứ mà cuộc sống vợ chồng chắc chắn ai cũng sẽ phải trải qua.
Bài viết trên là những điều cần phải chuẩn bị trong đám hỏi mà Kim Ngọc Thủy muốn gửi đến các cặp đôi. Kim Ngọc Thủy chúc các cặp đôi có một ngày trọng đại hoàn hảo nhất.