Để có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, trước hết các bạn phải khỏe mạnh. Không lây nhiễm bệnh qua đường tình dục và bảo vệ con yêu khỏi những tác động xấu dẫn đến dị tật bẩm sinh hay nguy hiểm tính mạng. Vì vậy tiêm vắc xin tiền hôn nhân là việc làm cần thiết với những người chuẩn bị lập gia đình. Hãy cùng Kim Ngọc Thủy xem qua những mũi tiêm vaccine tiền hôn nhân dưới bài viết này nhé!
Tại sao nên tiêm vaccine tiền hôn nhân?
Đối với phụ nữ
Phụ nữ sẽ truyền cho bé kháng thể qua nhau thai và sữa mẹ sau khi sinh. Vì thế, tiêm phòng trước khi cưới là cách tốt nhất giúp tăng cường miễn dịch cho bạn và con yêu.
Một số loại vắc xin phòng các bệnh nguy hiểm ví dụ như sởi – quai bị – rubella hoặc thủy đậu cần được tiêm phòng ít nhất 1 tháng trước khi bạn muốn có thai. Để tiêm phòng các loại vắc xin này, bạn cần đảm bảo mình không có thai tại thời điểm tiêm và sau tiêm 1 tháng (tốt nhất là 3 tháng).
Đối với nam giới
Tiêm phòng trước khi cưới cũng giúp nam giới ngăn ngừa nguy cơ lây bệnh cho vợ tương lai. Khi bạn làm bố và bé sơ sinh còn quá nhỏ, chưa đến tuổi tiêm chủng thì tiêm phòng trước khi cưới cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ con nhỏ bị lây bệnh từ bạn.
Bạn cần tìm hiểu một số mũi tiêm phòng phổ biến trước khi quyết định tiêm phòng trước khi cưới hay trước khi có em bé.
-> Xem thêm: Ai là người trả tiền cho nhẫn cưới, nhà trai hay nhà gái?
Vậy trước khi cưới cần tiêm phòng những gì?
Vắc xin phòng sởi – quai bị – rubella
Sởi, quai bị, rubella (bệnh sởi Đức) là ba bệnh truyền nhiễm có nguy cơ lây nhiễm cao và có khả năng gây ra biến chứng nguy hiểm cho người mắc bệnh. Nếu không may bị nhiễm một trong ba bệnh này trong thai kỳ (đặc biệt là 3 tháng đầu) thì nguy cơ sảy thai, thai nhi dị tật, chậm phát triển hoặc sinh non rất cao.
Thời điểm tốt nhất để tiêm vắc xin phòng sởi – quai bị – rubella (MMR) là trước khi có thai 3 tháng trở lên, tối thiểu là 1 tháng. Cơ thể bạn cần thời gian nhất định để có thể hình thành đáp ứng miễn dịch sau tiêm, giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả. MMR là vắc xin 3 trong 1 giúp phòng ngừa cả 3 bệnh, tiêm 1 mũi là đủ để bảo vệ mẹ và bé trong suốt thai kỳ.
Vaccine tiền hôn nhân phòng sởi
Vắc xin ngừa thủy đậu
Thủy đậu là một bệnh cực kỳ dễ lây lan, biểu hiện bệnh là có thể gây sốt, khó chịu và nổi mẩn ngứa. Thủy đậu gây ảnh hưởng tới thai kỳ vì khi bị bệnh trong thời gian mang thai (đặc biệt là khi sắp sinh), người mẹ có thể lây bệnh cho con và khiến bé bị thủy đậu bẩm sinh. 2% trẻ sơ sinh sẽ bị dị tật bẩm sinh như dị dạng chân tay và bị liệt nếu mẹ nhiễm thủy đậu khi mang thai 2 tháng đầu.
Người đã mắc bệnh thủy đậu một lần thường có miễn dịch suốt đời, chỉ 1% có nguy cơ mắc lại bệnh lần hai. Nếu chưa bị mắc thủy đậu hoặc không biết chính xác đã mắc bệnh hay chưa, bạn nên tiêm phòng thủy đậu trước khi cưới hoặc trước khi mang thai.
Vaccine tiền hôn nhân phòng thủy đậu
Vắc xin ngừa cúm mùa
Dịch cúm mùa thường xảy ra vào từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm. Trung tâm y tế dự phòng và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo trước mùa cúm hàng năm, phụ nữ có kế hoạch mang thai nên tiêm vắc xin cúm để phòng ngừa cúm mùa. Thời điểm tốt nhất để tiêm phòng cúm trước khi cưới là tháng 10 đến tháng 11.
Phụ nữ mang thai bị mắc cúm ở 4 tháng cuối thai kỳ có nguy cơ mắc các triệu chứng và biến chứng cúm như viêm phổi nghiêm trọng hơn. Cúm cũng khiến thai phụ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, sốt, đau đầu, đau cơ, viêm họng và ho.
Vaccine ngừa cúm mùa
Vắc xin ngừa viêm gan B
Viêm gan B do virus Hepatitis B (HBV) gây ra. Nhiễm viêm gan B có thể gây bệnh gan mạn tính thậm chí gây xơ gan, ung thư gan. Nếu bị nhiễm viêm gan B trước hoặc trong thời kỳ mang thai, mẹ có thể truyền bệnh cho thai nhi trong bụng và khiến bé mắc viêm gan B bẩm sinh.
Bạn cũng có thể bị lây viêm gan B nếu vợ hoặc chồng bị bệnh. Do đó, nếu chưa tiêm vắc xin ngừa viêm gan B hoặc không chắc đã tiêm chưa thì trước khi cưới, cả hai vợ chồng nên đi xét nghiệm xem mình đã có kháng thể chống HBV chưa.
Nếu không may đã bị nhiễm viêm gan B thì bạn cần theo dõi và điều trị. Nếu chưa nhiễm HBV thì bạn cần tiêm phòng để ngừa bệnh.
Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung
HPV 16 và 18 là hai chủng virus HPV nguy hiểm có thể gây ung thư cổ tử cung. Các chủng như HPV 6, 11… có thể gây bệnh mụn cóc sinh dục, u nhú, sùi mào gà ở bộ phận sinh dục.
Vắc xin ngừa ung thư cổ tư cung được khuyến cáo tiêm cho nữ giới ở độ tuổi từ 9 – 26, tốt nhất là khoảng 11 – 12 tuổi. Tuy nhiên, nếu qua 26 tuổi, bạn vẫn có thể tiêm phòng vì không phải ai cũng đã từng nhiễm virus. Bạn sẽ cần ít nhất 6 tháng để hoàn thành 3 mũi tiêm phòng HPV nên hãy chủ động xếp thời gian tiêm phòng trước khi cưới.
Vaccine tiền hôn nhân ngừa HP
Địa chỉ tiêm vaccine tiền hôn nhân
Bạn có thể đến các cơ sở sau đây để tiêm phòng trước khi cưới:
Tiêm phòng trước khi cưới ở Hà Nội
– Trung tâm Y tế dự phòng
70 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Ba Đình
– Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế
35 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy (Đối diện Viện 198)
Tiêm phòng trước khi cưới ở TP. Hồ Chí Minh
– Bệnh viện Đại học Y Dược
215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5
– Viện Pasteur
167 Pasteur, phường 8, quận 3
– Bệnh viện Từ Dũ
284 Cống Quỳnh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1
Trước khi chuẩn bị cho một đám cưới mang tính bước ngoặt trong cuộc đời, bạn hẳn sẽ có rất nhiều việc phải thu xếp. Nhưng dù có bận rộn với công đoạn chuẩn bị như thế nào đi chăng nữa, bạn cũng đừng quên bỏ qua thời gian tiêm phòng trước khi cưới. Đây là cách để bạn chủ động phòng ngừa bệnh và chuẩn bị cho em bé chào đời thật khỏe mạnh đấy! Trên đây là thông tin về các mũi vaccine tiêm phòng tiền hôn nhân bạn nên biết, KNT chúc bạn sẽ có một cuộc sống hôn nhân thật khỏe mạnh và hạnh phúc. Hãy tham khảo thêm 1500 mẫu nhẫn cưới đẹp từng milimet tại KNT nhé!