Đám cưới con cái luôn là điều mà cha mẹ luôn quan tâm vì có rát nhiều điều kiêng kỵ trong đám cưới phải tuân theo. Vậy những điều kiêng kỵ trong gia đình gồm những gì? Hãy cùng đọc qua bài này của Kim Ngọc Thủy nhé!
Những điều kiêng kỵ trong đám cưới mà bạn cần biết
Có câu nói: “Có thờ có thiêng – Có kiêng có lành” của ông bà ta ngày xưa quả không hề sai một chút nào nhất là trong những ngày trọng đại như cưới hỏi, làm nhà, kinh doanh hay làm một việc gì đó rất quan trọng. Kiêng kỵ để giúp giảm bớt phần nào sự xui xẻo không may mắn và đem lại cho cuộc sống sau hôn nhân của họ càng bền chặt, hạnh phúc và vui vẻ hơn.
Tại sao kiêng 2 đám cưới trong 1 năm?
Đám cưới là ngày trọng đại cả cuộc đời, nhưng với một số gia đình đây chính là một vấn đề cần suy nghĩ và tính toán khi hai người con mong muốn cưới cùng 1 năm. Nên vì hạnh phúc của các con mà nhiều gia đình lo lắng không biết có nên cho con cưới được không hay cần phải chuyển một trong hai người con phải cưới vào năm sau.
Có kiêng 2 đám cưới anh em trai trong 1 năm không?
Theo quan điểm từ thời xa xưa cho rằng 2 anh em trai trong cùng một gia đình mà tổ chức đám cưới đây chính là tin đáng mừng, hỷ sự sẽ được nhân đôi. Bởi lẽ, trong cùng một năm mà nhà có thêm hai nàng dâu mới thì nhà cửa sẽ thêm nhộn nhịp, vui tươi, có thêm nhiều cháu chắt.
Những trường hợp anh em trai có thể đám cưới cùng năm:
Một trong hai anh em vừa tổ chức lễ cưới, người còn lại không chọn được ngày tốt vào năm sau hay ở một vài năm sau nữa. Nói chung, năm đó cũng chính là năm có ngày lành tháng tốt thì hoàn toàn có thể tổ chức cưới luôn. Hoặc cũng có nhiều trường hợp khác người anh/em trai còn lại phải cưới vợ trong cùng một năm. Cụ thể như tổ chức đám cưới để tránh tang ma hay cưới để đi xuất ngoại liên quan đến công việc,…Trên thực tế, cũng có rất nhiều những cặp anh em trai đã cưới vợ cùng ngày, cùng năm. Điều này cực phổ biến nhất là ở các nước phương Tây, nơi mà không tin vào mê tín, kiêng kỵ.
Có nên kiêng 2 đám cưới chị em gái trong 1 năm không?
Từ xa xưa, theo quan niệm trọng nam khinh nữ, mà người ta không gả muốn hai con gái đi lấy chồng ở trong cùng một năm. Họ cho rằng đây là phạm vào đại kỵ nếu gả 2 con gái đi cùng một năm thì một trong hai người sẽ đứt gánh giữa đường, khó hạnh phúc trọn vẹn được.
Tuy nhiên, đây chỉ là tư tưởng đã cũ của ngày xưa và chẳng có cơ sở khoa học nào chứng minh cho điều này cả. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn tin và không muốn tổ chức 2 cái đám cưới trong một năm, cũng như gả cùng lúc 2 cô con gái theo chồng. Không phải vì họ lo sợ cho con gái của mình không hạnh phúc như người xưa vẫn truyền miệng lại, mà vì gả con theo chồng hết thì nhà cửa sẽ hiu quạnh, thiếu vắng bóng hình con.
Hơn nữa, trong một năm mà có hai đám cưới thì cha mẹ gia đình cũng khá ngại với họ hàng, làng xóm. Chưa kể, còn có những lời bàn ra tán vào như cô con gái đó “ăn cơm trước kẻng” hay cưới chạy bầu rồi nên mới gấp gáp như vậy.
Ngoài ra, nếu có hai cái đám cưới được tổ chức trong cùng một năm thì bố mẹ của các cô gái cũng sẽ rất vất vả lo toan để tổ chức được trọn vẹn cho con mình. Chưa kể đến với những gia đình mà điều kiện kinh tế hơi khó khăn thì rất khó để xoay xở kịp tiền cho đám cưới của 2 con.
Rất nhiều người cho rằng ở trong một gia đình mà gả chồng cho 2 con trong 1 năm thì kiểu gì cuộc hôn nhân ấy cũng có lòng hạnh phúc. Tuy nhiên, lại không có cơ sở nào chắc chắn cả mà có khi nó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Thực tế trên thế giới này cũng có khá nhiều cặp chị em, kể cả chị em song sinh cũng tổ chức đám cưới với nhau, chứ chưa nói gì trong cùng một năm. Họ quan niệm rằng tổ chức như vậy niềm vui sẽ nhân đôi, hạnh phúc của người chị, người em sẽ vô cùng viên mãn, trọn vẹn.
Nhà có người thân mất có cưới được không?
Nếu nhà bạn có đám tang mới thì tốt nhất không nên cưới tránh mang lại những điều không may mắn, không hạnh phúc cho bạn. Ngoài ra, đám cưới là ngày quan trọng nhất của 2 vợ chồng thế cho nên khi nhà có người thân mới mất thì sẽ hoãn lại ngày cưới. Theo phong tục của ông bà xưa thì nếu nhà có cha/mẹ mất thì con cái thường phải để tang 3 năm, không nhất thiết là 3 năm mà tùy vào từng thành viên mà có thời gian để tang khác nhau.
-> Xem thêm: Bà bầu có nên đi đám cưới không? Kiêng kỵ gì không?
-> Xem thêm: Dính vào năm tuổi có nên lấy chồng hay không?
Sắp cưới có nên đi đám ma hay không?
Liệu đi có bị làm sao không và có nên đi hay không thì sau đây chúng tôi sẽ giải đáp hết cho bạn dưới đây nhé.
Nếu trước khi đám cưới sắp diễn ra thì tốt nhất là bạn không nên đi đám ma, bởi đám cưới là ngày quan trọng mang tính chất hạnh phúc, vui vẻ còn đám ma thì mang lại sự đau thương, nỗi buồn, đáng tiếc. Việc kiêng kỵ là nếu bạn sắp tổ chức đám cưới thì tốt nhất không nên đi đám ma để nhằm mục đích vô tình gặp phải những điều không may mắn, không hạnh phúc và gặp những chuyện xui xẻo.
Chính vì vậy điều tốt nhất mà bạn nên làm bây giờ sẽ là tránh đi đám ma và gặp phải đám ma, có như vậy mới không làm hưởng đến cuộc sống hôn nhân và khiến cho lễ cưới hoàn thành suôn sẻ, vui mừng.
Bài viết này, chỉ ra những điều kiêng kỵ trong đám cưới quan trọng nhất mà các cặp đôi nên biết. Kim Ngọc Thủy mong rằng các bạn sẽ có quyết định phù hợp cho ngày trọng đại của mình.