Đã từ lâu, mâm quả cưới trở thành một nét đẹp truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt. Vậy mâm quả cưới là gì? Có những gì trong mâm quả cưới? Từng mâm quả có ý nghĩa như thế nào? Bài viết này Kim Ngọc Thủy giúp bạn tìm hiểu đầy đủ về 6 mâm quả cưới trong đám cưới truyền thống người Việt Nam.
Ý nghĩa của mâm quả cưới
– Mâm quả cưới là gì?
Đám cưới là một ngày trọng đại và thiêng liêng nhất trong đời mỗi người. Sự kiện này đánh dấu ranh giới giữa tình yêu và hôn nhân. Để thể hiện lòng thành muốn cưới cô gái về làm vợ thì nhà trai phải đáp ứng được các sính lễ do nhà gái đặt ra. Sính lễ đó gọi là mâm quả cưới.
Từ xưa đến nay, ý nghĩa của mâm quả cưới không thay đổi. Tùy theo từng vùng miền mà những vật lễ cũng như số lượng mâm quả sẽ khác nhau.
– Ý nghĩa của mâm quả cưới
Mâm quả cưới được nhà trai trao trước bàn thờ gia tiên cho nhà gái. Vì lẽ đó, những sính lễ được xem như là lòng thành, lòng biết ơn với công ơn sinh thành, nuôi dưỡng cô dâu. Để lớn lên được rước về làm dâu nhà trai. Mâm quả cưới còn là minh chứng cho tình yêu đi tới hôn nhân của các cặp đôi. Do đó, mâm quả cưới mang theo sự thiêng liêng minh chứng cho tình yêu trước sự chứng kiến của mọi người. Kể từ khoảnh khắc ấy, sự coi trọng và trách nhiệm sẽ là điều quan trọng trong cuộc hôn nhân này.
6 mâm quả cưới gồm những gì?
Mâm quả cưới chắc chắn sẽ được sự chấp thuận giữa hai bên gia đình với nhau.
– Mâm Trầu Cau
Theo tích xưa của ông bà ta, trầu cau là biểu tượng của hôn nhân viên mãn, thủy chung, gắn bó dài lâu trong cuộc sống hôn nhân sau này. Ý nghĩa này được thể hiện qua biểu tượng quấn lấy nhau như trầu với cau.
Mâm Trầu Cau theo truyền thống xưa nay được chuẩn bị 105 quả hay 60 quả tượng trưng cho 60 năm son sắc, mặn nồng với nhau. Trầu xanh, cau tươi sẽ được lựa chọn kỹ trong mâm quả cưới vì ý nghĩa thiêng liêng của chúng.

– Mâm Bánh Phu Thê
Mâm quả cưới thứ hai đó chính là mâm bánh phu thê. Tùy theo văn hóa từng vùng miền và sự đồng thuận của các hai bên gia đình. Bánh phu thê (hay còn gọi là bánh su sê) sẽ là bánh đậu xanh, bánh pía, bánh in, bánh cốm đậu xanh. Mâm bánh tượng trưng cho tình yêu ngọt ngào của đôi vợ chồng son như vị ngọt của từng chiếc bánh.

– Mâm Trà – Rượu – Nến
Mâm quả cưới tiếp theo là mâm Trà – Rượu – Nến. Mâm sính lễ quan trọng được dâng lên bàn thờ mong sự chứng giám của ông bà tổ tiên cho tình yêu của đôi lứa. Cũng như là một lời xin phép được rước cô gái này về làm vợ trước sự chứng kiến của đôi bên. Những vị đắng, chát, ánh sáng từ trà, rượu, nến trong mâm quả với niềm tin về một cuộc sống tốt đẹp dù trải qua nhiều khó khăn.

– Mâm trái cây
Mâm trái cây với những loại quả tươi ngon như quả táo, lê, nho, cam, xoài,… là một phần không thể thiếu trong mâm quả cưới truyền thống của người Việt Nam. Mâm quả với biểu tượng tình yêu của hai vợ chồng đã đi một cái kết thật đẹp, hạnh phúc và ngọt ngào như những quả trái ngọt. Tình yêu và hôn nhân ấy sẽ sớm “đơm hoa kết trái” với đứa con đầu lòng thật đáng yêu
Ông bà ta sẽ thường kiêng cử những quả làm có vị đắng, chát như quả lựu, quả lê, quả cam, quả chuối,…
=> Xem thêm: Những thủ tục và nghi lễ cưới trong văn hóa Việt Nam

– Mâm xôi gấc – gà luộc
Màu đỏ của xôi gấc ngụ ý sự may mắn và hạnh phúc. Xôi gấc hình trái tim, in bên trên chữ hỷ biểu trưng cho hỷ sự trong tình yêu của cặp đôi uyên ương. Xôi dẹo còn mang một ý nghĩa đặc sắc về sự thủy chung, bền chặt không thể chia lìa trong hôn nhân. Gà luộc hay heo quay (tùy theo văn hóa vùng miền hay sự bàn bạc của hai bên thông gia) tượng trưng cho sự sung túc và phát tài hay mong muốn sớm sinh con đầu lòng dành cho các cặp đôi uyên ương.

– Mâm quả khác
Ngoài những mâm quả truyền thống trên, tùy theo điều kiện gia đình và sự bàn bạc của hai bên gia đình mà quyết định. Mâm quả này có thể là vàng, tiền,… Người miền trung thì đặt vào mâm quả này là quả nem chả.

Mâm quả đã trở thành truyền thống và bản sắc của văn hóa Việt Nam. Không những thế mỗi vùng miền lại có những nét đặc trưng riêng khi đặt sính lễ cưới trong từng mâm quả. Các cặp đôi hãy tìm hiểu và giữ gìn, phát huy bản sắc trong truyền thống đám cưới của người Việt nhé!
Để chính thức gọi nhau hai tiếng vợ chồng các cặp đôi phải thực hiện những thủ tục và nghi lễ cưới. Mâm quả cưới là một trong những nghi lễ thiêng liêng trong lễ cưới của các cặp đôi. Với mong muốn giúp các cặp đôi hiểu rõ đầy đủ về các nghi lễ cưới, Kim Ngọc Thủy đã viết ra Sổ tay kế hoạch cưới. Bên cách đó Sổ tay kế hoạch cưới còn giúp đôi bạn lập kế hoạch cưới trọn vẹn và hoàn hảo dành cho tình tình yêu của họ.
=> Xem thêm: Sổ tay kế hoạch cưới – Bí quyết để tổ chức đám cưới trong mơ của bạn