Chắc hẳn những bạn trẻ ngày nay sẽ rất tò mò về những lễ cưới hỏi xưa của ông bà ta diễn ra như thế nào vì lễ cưới ngày nay đã bị biến tấu ít nhiều. Vậy lễ cưới hỏi truyền thống diễn ra như thế nào? Hãy cùng Nhẫn cưới Kim Ngọc Thủy (KNT) tìm hiểu về 6 lễ cưới hỏi truyền thống của Việt Nam nhé!
Tục cưới hỏi truyền thống bao gồm những bước nào?
Trong cuốn “101 câu hỏi về nghi lễ thờ cúng tổ tiên” (Nhà xuất bản Thời đại), ở phần nghi lễ cưới hỏi – thách cưới, Đại đức Thích Minh Nghiêm có chia sẻ rất chi tiết về tục cưới hỏi của người Việt Nam ta như sau: Người ta nói, vợ chồng là đầu ngũ luân (năm mối quan hệ: vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bạn bè). Lập gia đình là một hình thức củng cố xã hội, sinh sản cho nòi giống vững mạnh.
Lễ cưới là gốc của vạn phúc, vì vậy xã hội nào, gia đình nào cũng mong tổ chức lễ kết hôn thật chu đáo. Theo hôn nhân truyền thống ở nước ta từ xưa các cặp đôi phải trải qua 6 lễ cưới hỏi còn được gọi là lục lễ:
– Lễ nạp thái.
– Lễ vấn danh.
– Lễ nạp cát.
– Lễ nạp chính, còn gọi là lễ nạp tệ.
– Lễ thỉnh kỳ, tức là lễ xin cưới.
– Lễ thân nghinh (còn có nơi gọi là thành nghênh).
6 lễ cưới hỏi của thời “ông bà anh”
Vậy 6 lễ cưới hỏi này là những lễ gì?
Lễ nạp thái
Trong hôn nhân truyền thống, “nạp thái” có hàm ý là “thu nạp những sính lễ mà nhà trai mang lại để thưa chuyện với nhà gái”, là lễ đầu tiên trong trình tự “lục lễ”. Nhà trai mang đôi chim nhạn đến nhà gái làm sính lễ. Lễ nạp thái dùng chim nhạn là vì: “chim nhạn biểu trưng cho sự thuận theo thời tiết âm dương và hàm ý người vợ sẽ theo đạo nghĩa của người chồng”.
Cụ thể, lễ nạp thái dân gian gọi là lễ chạm ngõ, một lễ đơn giản để bà mối dẫn đầu đoàn của nhà trai sang thăm nhà gái. Số lượng các thành viên trong đoàn khá đơn giản nhưng cần là người có óc quan sát, có tài trò chuyện đối đáp và bắt buộc phải có chú rể đi cùng.
Lễ này là để hai bên gia đình trao đổi khảo sát, bản chất là một dạng lễ xem mặt và xem tướng của cô gái (bao gồm từ dung mạo tới nét mặt, dáng đi, giọng nói, cử chỉ, khả năng nấu nướng quán xuyến lo liệu việc nhà), đồng thời cũng là bước đà để nhà trai coi gia cảnh và gia phong của nhà gái.
Lễ nạp thái là chặng trước tiên của cuộc hôn nhân nhưng chưa có tác dụng ràng buộc hai bên. Một trong hai phía không bằng lòng thì hoàn toàn có thể nói với bà mối để không tiến hành tiếp các lễ phía sau.
Lễ vấn danh
Nhà trai sẽ cử một đoàn vài ba người cùng các lễ vật gồm chè, rượu, trầu, cau. Trọng điểm của lễ này là nhà trai sẽ xin ngày tháng năm sinh của cô gái để về xem tuổi. Khi nhà trai đến thì nhà gái sẽ đưa ra tờ giấy đã ghi rõ thông tin của cô gái, đôi lúc cả giờ sinh nếu như bên nhà trai yêu cầu.
Nếu như mệnh của hai người tương sinh thì rất hợp, ví dụ như chồng mệnh Kim, vợ mệnh Thủy, Kim sinh Thủy là tương sinh. Ngược lại, chồng mệnh Kim, vợ mệnh Mộc, là tương khắc. Sau đó, người ta xét kỹ đến hệ can chi để tính toán chuẩn xác hơn.
Tại thời điểm này, nhiều cặp vợ chồng ăn ở với nhau rất hạnh phúc mà không cần so tuổi, chọn ngày để tiến hành hôn lễ. Xưa lễ này cũng thể hiện thói quen vào thuật số và được giữ vững đến giờ, mỗi nơi có khả năng sẽ có biến thể hoặc sự nệ cổ không giống nhau.
->Xem thêm: Nhẫn cưới truyền thống hay hiện đại?
Trình tự 6 lễ cưới hỏi truyền thống Việt Nam xưa
Lễ nạp cát
Đối với đám cưới nước ta, sau lễ vấn danh, bên nhà trai thấy đôi trẻ hợp tuổi, liền đánh tiếng để xin làm lễ ăn hỏi. Tất nhiên phải chọn ngày lành, tháng tốt. Bên nhà trai thường hỏi ý kiến bên nhà gái các điểm quan trọng cụ thể và số lễ vật. Nhà gái nếu như mong muốn lễ to thì nói ý tứ: Họ hàng nội, ngoại đông, bạn bè giao du rộng, nhà trai coi đấy mà biện lễ. Lễ vật thường là buồng cau to ba, bốn trăm quả, dăm chai rượu nếp trắng, một mâm xôi gấc, có nhà sính lễ nhiều hơn thì có thêm thủ lợn hoặc con lợn sữa quay, trà, bánh trái….
Lễ nạp cát còn được gọi là gì?
Lễ nạp cát trong dân gian gọi là lễ ăn hỏi. Sau lễ vấn danh, bên nhà trai thấy đôi trẻ hợp tuổi liền đánh tiếng để xin làm lễ ăn hỏi. Nhà trai sẽ chọn ngày lành tháng tốt và hỏi ý kiến nhà gái các điểm quan trọng rõ ràng về số lễ vật.
Ngày xưa lễ này ở nông thôn thường có một vài buồng cau to độ ba, bốn trăm quả (đủ số cau biếu, mỗi phần ba quả, ít đi là một quả, không bao giờ hai quả – vì cho đó là thô tục); dăm chai rượu trắng, một mâm xôi gấc, một cái thủ lợn. Ở thành phố thì xôi gấc, lợn quay, trà, rượu màu và bánh trái, trầu, cau… Sau này người ta bỏ bớt xôi gấc, lợn quay mà thay vì vậy là các loại bánh dân tộc như: Bánh chưng, bánh dày, bánh cốm, bánh phu thê.
Bánh cốm gói lá chuối xanh kèm với bánh phu thê làm bằng loại bột lọc, nhuộm màu vàng như ngọc. Bánh cốm tượng trưng cho âm, bánh phu thê tròn tượng trưng cho dương (cũng biểu thị nam và nữ, trời và đất). Bánh cốm, bánh phu thê (có nơi gọi là bánh su sê) lại thêm mứt sen, chè cân loại hảo hạng, cau tươi và trầu không sao cho tương xứng với số bánh trái trên, cùng với dăm ba chai rượu màu.
6 lễ cưới hỏi dành cho các cặp đôi trẻ muốn tìm hiểu về truyền thống
Lễ nạp trưng
Lễ nạp trưng hay còn gọi là lễ thách cưới. Nội dung của lễ này là nhà gái đòi hỏi nhà trai phải nạp sính lễ gì. Nhà gái thường nói đội lên những đòi hỏi rất cao như vòng, xuyến, hoa tai, xà tích, quần áo mớ ba mớ bảy, bạc trắng, tiền giấy, rượu, gạo, lợn… Nhà trai tùy vào khả năng mà thuyết phục. Do đó, vì điều này mà nhiều nàng dâu mới về thường bị mẹ chồng làm khó.
Lễ thỉnh kỳ
Là lễ xin định ngày giờ làm lễ cưới, tuy nhiên ngày giờ cũng do bên trai định, rồi hỏi lại ý kiến bên gái mà thôi, bình thường thì nhà gái cũng tùy ý bên trai.
->Xem thêm: Lễ nạp tài là gì? Tiền nạp tài bao nhiêu là đủ?
Lễ thân nghinh
Khi đã được nhà gái ưng thuận, ngày giờ đã định. Bên nhà trai sẽ mang lễ vật sang làm lễ rước dâu về. Theo đó, lễ thân nghinh cần phải kiêng kỵ một vài điều như:
Cô dâu, chú rể đang không ở trong thời kỳ chịu tang.
Ngày giờ cưới phải tránh những giờ không vong, sát chủ và phải tránh tháng ngâu (tháng 7 âm lịch).
Trước giờ đón dâu vài ba tiếng đồng hồ, nhà trai sẽ cử người đến nhà gái với cơi trầu xếp đủ 12 miếng trầu cánh phượng, 12 miếng cau cánh tiên, đến nhà tân nương báo xin giờ đón dâu. Việc xin dâu vào lúc áp ngày, giờ cưới nhằm đảm bảo cho lễ cưới trơn tru, tránh tai tiếng có thể tạo ra đối với cá nhân, họ hàng, quan khách hay đám cưới không có tân nương.
Dù đám cưới Việt Nam hiện đại đã có nhiều thay đổi song vẫn giữ nhiều nét văn hóa truyền thống. Đây là 6 lễ cưới hỏi truyền thống của ông bà ta ngày xưa, Nhẫn cưới Kim Ngọc Thủy (KNT) mong rằng sẽ giúp các cặp đôi hiểu thêm về những tập tục truyền thống của Việt Nam.