11 SỰ THẬT VỀ ĐÁM CƯỚI ĐẦY THÚ VỊ MÀ BẠN CHƯA BIẾT

Đám cưới là một ngày trọng đại nhất trong cuộc đời mỗi người. Chúng ta thường sẽ tiếp nối những nghi thức cưới như giữ gìn bản sắc văn hóa. Mà chưa hẳn biết nguồn gốc, ý nghĩa của chúng. Mỗi quốc gia, mỗi lãnh thổ sẽ có những nét đặc sắc trong đám cưới. Cùng Nhẫn Cưới Kim Ngọc Thủy khám phá những sự thật về đám cưới đầy thú vị nhé.

1. Lịch sử của nhẫn cưới

Khi chiếc nhẫn cưới được lồng vào tay, nó là biểu tượng của sự ràng buộc giữa hai con người, vững bền, lâu dài và vĩnh viễn. Nó cũng có một lịch sử lâu dài, từ thời Ai Cập cổ đại, khoảng 4800 năm trước đây.

Với những người Ai Cập cổ đại, chiếc nhẫn được gắn với một thế lực siêu nhiên, một vòng tròn không có điểm chấm dứt với tình yêu bất diệt. Về sau với người Hy Lạp, khi người con gái chấp nhận chiếc nhẫn cũng có nghĩa là cô gái đã bị trói buộc về cả mặt tinh thần lẫn luật pháp và không còn được tự do nữa.

Ngày hôm nay, cặp đôi chấp nhận chiếc nhẫn như là một phần của nghi lễ đám cưới và biểu tượng cho tình trạng hôn nhân, ý nghĩa cho sự gắn kết lâu bền của cả hai. Thời kỳ Hy Lạp cổ đại, họ sử dụng sắt bởi nó biểu tượng cho sức vững bền. Nhưng sau đó vào, nó được thay thế bằng vàng và bạc bởi chất liệu này đẹp, bền hơn, không bị han rỉ.

>> 1500 mẫu Nhẫn Cưới đẹp, phong cách mới Kim Ngọc Thủy

2. Phù dâu bắt nguồn từ đâu? – Sự thật về đám cưới

Người Trung Quốc và Rome cổ đại tin rằng cô dâu dễ bị các đối thủ hoặc những linh hồn xấu xa bắt cóc vào ngày cưới. Vì vậy người ta thường trang điểm và để các nàng phù dâu diện trang phục tương tự như cô dâu để đánh lạc hướng và tránh cho điều xấu xảy ra.

3. Phù rể bắt nguồn từ đâu?

Nếu sự xuất hiện của phù dâu là để bảo vệ cô dâu trong ngày cưới thì trong quá khứ, phù rể lại là các đồng phạm giúp chú rể bắt cóc cô dâu đến lễ đường. Điều này thường được diễn ra khi gia đình nhà gái phản đối hôn sự hoặc chú rể không muốn trả khoản sính lễ xin cưới cô dâu. Đồng thời các phù rể cũng sẽ theo sát bên chú rể trong suốt lễ cưới để đảm bảo cô dâu không chạy trốn hoặc bảo vệ chú rể khỏi những kẻ thù địch.

sự thật về đám cưới

4. Chiếc bánh cưới nặng nhất thế giới

Chiếc bánh cưới nặng nhất trong lịch sử thuộc về đám cưới của của Nữ hoàng Victoria. Với tổng trọng lượng lên đến 300 pounds (xấp xỉ 137kg), chiếc bánh cao khoảng 2,44m và rộng khoảng 2,74m. Tuy có kích cỡ khổng lồ những chiếc bánh vẫn được các nghệ nhân trang trí chi tiết đến từng centimet.

5. Tác dụng của đường trong đám cưới Hy Lạp

Ở Hy Lạp, cô dâu thường để một ít đường vào găng tay của mình trong ngày cưới. Theo quan niệm của họ, điều này sẽ giúp cho cuộc sống sau hôn nhân của cặp đôi thêm ngọt ngào và bền vững.

6. Hoa cưới và truyền thống cầu duyên

Trong quá khứ, những cô nàng độc thân thường sẽ đến và xin cô dâu một mảnh váy cưới như một vật cầu duyên. Tuy nhiên theo thời gian, khi chiếc váy cưới trở nên đắt đỏ và là vật kỉ niệm mà nhiều người muốn lưu giữ, tập tục này được thay bằng việc ném và bắt hoa cưới mà mọi người thường thấy trong đám cưới hiện đại.

Bó hoa cưới cằm tay

7. Đám cưới lớn nhất trong lịch sử

Sự thật về đám cưới lớn nhất là một đám cưới với số lượng khách mời lớn nhất từ trước đến nay được ghi chép lại là 30.000 người. Đây là đám cưới của người Do Thái được diễn ra tại Jerusalem vào năm 1993.

8. Muôn vẻ về “bánh cưới” trên khắp thế giới

Trước kia, thay vì cắt và ăn bánh cưới, tại nhiều nơi người ta thường bẻ gãy một chiếc bánh mì làm bằng lúa mì hoặc kiều mạch trên đầu cô dâu để cầu may và kích thích sự sinh sản. Tại Nhật Bản, tập tục này được thay bằng việc phục vụ cô dâu và chú rể món trứng cá muối hoặc sushi. Việc ăn dê quay trong đám cưới ở Mexico cũng mang ý nghĩa tương tự.

9. Tập tục cạo lông mày ở Trung Quốc

Bạn nghĩ sao nếu bản thân bị cạo mất lông trong ngày cưới? Nghe thì có vẻ vô lý nhưng đây lại là tập tục phổ biến ở Trung Quốc cổ đại. Lông mày được cho là nét quyến rũ ở người phụ nữ, vì vậy để tránh cánh mày râu bị cuốn hút bởi cô dâu mới, người ta thường cạo hết lông mày của các cô gái trong ngày cưới của mình.

10. Ý nghĩa của mạng che mặt cô dâu 

Ngày nay mạng che mặt đã trở thành một phụ kiện làm đẹp trong ngày cưới được nhiều cô dâu lựa chọn. Tuy nhiên, khởi nguồn của chiếc mạng che mặt lại là để bảo vệ cô dâu khỏi ma quỷ. Chiếc mạng che mặt cho cô dâu thời xưa thường có màu vàng hoặc đỏ, những màu sắc được cho là chống lại ma quỷ.

>> Tổng hợp những câu hỏi trong đám cưới của dâu rể

>> Những sính lễ cần có trong ngày cưới

11. Tập tục tắm sữa ở Moroccan

Đám cưới ở Moroccan thường được tổ chức rất long trọng với nhiều nghi lễ phức tạp. Trong số đó, không thể thiếu truyền thống tắm mình bằng sữa. Vào ngày trước đám cưới, cô dâu cùng người thân sẽ dành thời gian chăm sóc và làm đẹp cho cơ thể. Quá trình này thường được kết thúc bằng việc cô dâu dùng sữa tươi để tắm nhằm thanh tẩy cho cơ thể trước ngày trọng đại.

Hy vọng với những sự thật về đám cưới thú vị này bạn sẽ hiểu hơn về ngày trọng đại. Bạn biết gì nữa thì hãy chia sẻ với Kim Ngọc Thủy cùng biết nhé!

Hỗ Trợ Tư Vấn

Cảm ơn

Đã gửi thông tin thành công. Chúng tôi sẽ sớm liên hệ với bạn!