1/4 LÀ NGÀY GÌ? TẠI SAO NGÀY NÀY BỊ GỌI LÀ CÁ THÁNG TƯ?

1/4 là ngày gì? Chắc hẳn đã nhiều bạn đã biết ngày này được gọi là ngày Cá tháng Tư từ những câu chuyện Doraemon hoặc một nguồn trang web nào đó. Nhưng ngày này có nguồn gốc như thế nào và các quốc gia trên thế giới hưởng ứng ngày này làm sao? Hãy cùng đến với bài viết này của Kim Ngọc Thủy để hiểu thêm nhé!

1/4 LÀ NGÀY GÌ? TẠI SAO BỊ GỌI LÀ CÁ THÁNG TƯ?

1/4 là ngày gì?

1/4 là ngày Cá tháng Tư hay còn gọi là ngày nói dối. Ngày Cá tháng Tư tiếng Anh là April Fool’s Day. Vào ngày này mọi người có thể nói dối, thoải mái trêu chọc mọi người mà không sợ bị giận.

Ngày Cá tháng Tư là ngày nào? Ngày Cá tháng Tư diễn ra vào ngày 1/4 hằng năm. Mặc dù ngày ngày đã phổ biến và được gọi là ngày quốc tế nói dối nhưng không phải ai cũng biết nguồn gốc và ý nghĩa ngày này. Dưới đây là nguồn gốc thú vị và ý nghĩa của ngày 1/4.

1/4 LÀ NGÀY GÌ? TẠI SAO BỊ GỌI LÀ CÁ THÁNG TƯ?

Nguồn gốc ra đời của ngày này

Ngày Cá tháng Tư khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên không nhiều người biết được nguồn gốc của ngày nói dối này. Theo nhiều luồng thông tin cho biết, ngày Cá tháng Tư bắt nguồn từ nước Pháp sau đó lan sang các nước khác trên thế giới.

Vào thế kỷ XVI tại Pháp, mùa Xuân được tính bắt đầu từ ngày 1/4 hàng năm. Tuy nhiên, đến năm 1582, vị Hoàng đế Charles IX đã ra lệnh chuyển ngày đầu năm mới về mùng 1/1. Thời điểm này, do phương tiện truyền thông, liên lạc còn hạn chế. Người ta truyền thông tin đến nhau chủ yếu bằng việc đi bộ nên không có nhiều người dân biết về thay đổi thời gian này. Một số người dù biết vẫn không thể chấp nhận thời gian mùa Xuân vào ngày 1/1 mà vẫn tiếp tục đón năm mới vào mùng 1/4.

Điều này khiến cho thiên hạ quy đây là trò ngoan cố và vô cùng “ngớ ngẩn”. Nhiều người còn lém lỉnh vui đùa rằng mùng 1/4 là “ngày nói dối”. Kể từ đó, ngày Cá tháng Tư hay còn được gọi là ngày nói dối chính thức ra đời. Cùng thời điểm này, trò đùa vào ngày 1/4 cũng lan mạnh sang nước Anh và Scotland. Người Anh và Pháp tiếp tục truyền bá rộng rãi “ngày nói dối” sang đến các nước thuộc Bắc Mỹ. Từ đó, ngày 1/4 trở thành “lễ hội nói dối” được nhiều nước hưởng ứng và chấp nhận.

-> Xem thêm: Những lưu ý khi cắm hoa bàn thờ gia tiên ngày cưới

-> Xem thêm: Cẩm nang làm dâu ngày đầu tiên dành cho các nàng

1/4 LÀ NGÀY GÌ? TẠI SAO BỊ GỌI LÀ CÁ THÁNG TƯ?

Ý nghĩa của ngày Cá tháng Tư

Vào ngày này hằng năm, mọi người sẽ bày một số trò đùa, những câu chuyện không có thật để troll nhau một cách hài hước, vui vẻ. Việc có những lời nói dối vô hại này không gây bất kỳ ảnh hưởng đến ai mà ngược lại giúp người ta giải tỏa áp lực, mệt mỏi và các căng thẳng trong cuộc sống.

Hiện nay, Cá tháng Tư đã được phổ biến rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Giới trẻ Việt Nam cũng thường bày các trò đùa vô hại để làm dịu bầu không khí căng thẳng và tạo ra tiếng cười cho mọi người.

Tuy nhiên thì nhiều người đã có nhiều trò đùa biến chất làm ảnh hưởng tới các mối quan hệ xung quanh. Nếu bạn đang lên kế hoạch cho một trò đùa dai nào đó, hãy suy xét thật kỹ hậu quả mà nó mang lại nhé. Và bạn cũng không nên quá nhạy cảm với những trò đùa tinh quái từ bạn bè hay đồng nghiệp, hãy xem đó những một lời nói đùa vô ý để làm không khí trở nên vui vẻ hơn mà thôi.

Ngày Cá tháng Tư ở một số quốc gia trên thế giới

– Mexico:

Ở nước này sẽ kỷ niệm ngày nói dối vào ngày 28/12 chứ không phải ngày 1/4. Ngày 28/12 được xem là ngày buồn nhất của đất nước này bởi đúng ngày này vua Herod đã ra lệnh thảm sát trẻ em vô tội. Để người dân quên đi ngày buồn bã, u tối thì đất nước này đã chọn ngày 28/12 là ngày nói dối, những trò đùa tại quốc gia này thường mang tính chất giải trí nhẹ nhàng.

– Scotland:

Có 2 ngày Cá tháng Tư ở Scotland, vào những ngày này mọi người sẽ nghĩ ra các trò trêu ghẹo ở phần lưng của người khác được gọi là “ngày vuốt đuôi”. Sau này, dựa trên nền tảng những trò trêu ghẹo cũ người dân đã phát triển thành một trò đùa mới mang tên “hãy đá tôi một phát”. Những nạn nhân của trò đùa trong ngày này sẽ bị gọi là “gowk – kẻ ngốc”.

– Pháp:

Những người bị lừa ở Pháp sẽ có tên gọi là Poissons D’Avril nghĩa là “những con Cá tháng Tư”. Sau này, khoảng thời gian Việt Nam bị Pháp chiếm đóng và chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa Pháp cũng chọn ngày 1/4 là ngày nói dối giống như nước Pháp.

– Anh:

Ngày nói dối được lấy tên gọi là “April Fool” cũng có nghĩa là foor – kẻ ngốc.

Trong văn hóa ở Anh và các quốc gia có truyền thống bắt nguồn từ Vương Quốc Anh thì ngày nói dối sẽ kết thúc vào buổi trưa. Và nếu một người đùa giỡn, nói dối sau buổi trưa sẽ được cho là “kẻ ngốc”.

– Việt Nam:

Ngày Cá tháng Tư du nhập từ rất sớm. Tuy nhiên, người Việt Nam lại quen gọi ngày này là ngày nói dối. Vậy nên ngày 1/4 sẽ là “ngày nói dối” tại Việt Nam. Không hiểu từ lúc nào giới trẻ Việt Nam đã biến “ngày nói dối” này thành ngày lễ tỏ tình. Bao nhiêu lời tỏ tình, yêu thương đều được các chàng, các nàng mang ra thổ lộ với người mình thầm thương trộm mến. Và lý do của sự trớ trêu này là bởi nếu “lời tỏ tình” đó có bị từ chối thì hôm ấy chỉ là ngày Cá tháng Tư thôi. Đỡ phải ngượng ngùng cho cả 2.

Bài viết này là một số thông tin về ngày 1/4 mà các bạn trẻ ngày nay hưởng ứng khá nhiều, mong thông qua bài viết này các bạn sẽ biết thêm nguồn gốc và ý nghĩa của ngày này hơn nữa.

Hỗ Trợ Tư Vấn

Cảm ơn

Đã gửi thông tin thành công. Chúng tôi sẽ sớm liên hệ với bạn!